Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 14: Đông Nam Á- Đất liền và hải đảo
eLib.vn xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo và các em học sinh nội dung giải bài tập Đông Nam Á- Đất liền và hải đảo dưới đây. Tài liệu gồm các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em ôn tập thật tốt kiến thức, củng cố kỹ năng làm bài tập hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 50 SGK Địa lí 8
Quan sát hình 14.1, trình bày đặc điểm địa hình Đông Nam Á và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ thuộc khu vực này.
Phương pháp giải
Cần nắm rõ đặc điểm địa hình Đông Nam Á và ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ để trả lời câu hỏi trên.
Gợi ý trả lời
Đặc điểm địa hình Đông Nam Á:
+ Địa hình Đông Nam Á chủ yếu là núi và cao nguyên.
+ Phần đất liền:
- Các dải núi nối tiếp dãy Hi-ma-lay-a cao chạy hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam, bao quanh những khối núi cao nguyên thấp.
- Các dãy núi chính: A-ra-can, Tan, Luông Pha Băng, Các- đa-môn, Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn, Đăng-rếch. Các cao nguyên lớn: San, Hứa Phan, Cò Rạt, Bô – lô –ven, Lâm Viên.
- Thung lũng sông cắt xẻ sâu, địa hình bị chia cắt mạnh.
- Đồng bằng phù sa tập trung ven biển và hạ lưu các con sông. Các đồng bằng lớn: đồng bằng I-ra-oa-đi, đồng bằng sông Mê-Nam, đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng.
+ Phần hải đảo:
- Địa hình đồi núi chiêm phần lớn diện tích và các dải đồng bằng ven biển.
- Nằm trong khu vực bất ổn định của vỏ Trái Đất, thường xảy ra động đất, núi lửa (đặc biệt quần đảo In-đô-nê-xi-a).
- Ý nghĩa của các đồng bằng châu thổ:
+ Địa hình bằng phẳng là nơi xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng, các nhà máy, xí nghiệp, nhà ở....thuận lợi cho hoạt động sống, phát triển kinh tế của các nước.
+ Đồng bằng châu thổ màu mỡ, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, hình thành các vùng chuyên canh cây lương thực lớn.
+ Dễ dàng cho giao thông qua lại, thúc đẩy giao lưu kinh tế.
2. Giải bài 2 trang 50 SGK Địa lí 8
Nêu đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa đông. Vì sao chúng lại có đặc điểm khác nhau như vậy?
Phương pháp giải
Cần nắm rõ đặc điểm gió mùa mùa hạ, mùa đông để giải thích vì sao chúng lại có đặc điểm khác nhau như vậy.
Gợi ý trả lời
- Đặc điểm gió mùa:
- Mùa hạ: gió mùa mùa hạ tính chất nóng ẩm, mưa nhiều.
- Mùa đông: gió mùa mùa đông xuất phát từ áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, tính chất lạnh và khô.
- Tính chất trái ngược nhau như vậy là do hai loại gió có nguồn gốc hình thành và bề mặt đệm nơi chúng đi qua khác nhau.
- Gió mùa mùa hạ: xuất phát từ vùng áp cao của nửa cầu Nam thổi theo hướng đông nam, vượt qua xích đạo đổi hướng Tây Nam, gió này đi qua vùng biển thuộc khu vực xích đạo nên mang theo nguồn nhiệt ẩm dồi dào.
- Gió mùa mùa đông xuất phát từ khu khí áp cao Xi-bia thổi về áp thấp Xích đạo theo hướng Đông Bắc, gió này di chuyển qua vùng nội địa rộng lớn của Liên Bang Nga và Trung Quốc nên có tính chất khô, lạnh giá.
3. Giải bài 3 trang 50 SGK Địa lí 8
Quan sát hình 14.1 và hình 15.1, cho biết tên các quốc gia có sông Mê Công chảy qua. Cửa sông thuộc địa phận nước nào, đổ vào biển nào? Vì sao chế độ nước sông Mê Công thay đổi theo mùa?
Phương pháp giải
Dựa vào hình 14.1 và hình 15.1 để trả lời câu hỏi trên đồng thời đặc điểm khí hậu để giải thích vì sao chế độ nước sông Mê Công thay đổi theo mùa.
Gợi ý trả lời
- Sông Mê Công chảy từ Trung Quốc qua Mi-an-ma, Thái Lan, Lào, Cam- pu-chia và Việt Nam.
- Cửa sông thuộc địa phận Việt Nam, đổ vào biển Đông.
- Sông chảy qua khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa hai mùa mưa–khô rõ rệt, chế độ nước sông phụ thuộc vào chế độ mưa nên chế độ nước sông Mê Công cũng thay đổi theo mùa.
4. Giải bài 4 trang 50 SGK Địa lí 8
Vì sao cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiêm diện tích lớn ở Đông Nam Á?
Phương pháp giải
Cần nắm rõ nguyên nhân dẫn đến cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm chiêm diện tích lớn ở Đông Nam Á để trả lời câu hỏi trên.
Gợi ý trả lời
Rừng nhiệt đới ẩm chiếm diện tích đáng kể ở Đông Nam Á vì sự phát triển của rừng liên quan mật thiết đến khí hậu. Khu vực Đông Nam Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm vì thế cảnh quan rừng nhiệt đới ấm chiếm diện tích đáng kể.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 2: Khí hậu Châu Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế- xã hội các nước Châu Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế- xã hội ở các nước Châu Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 13: Tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á- ASEAN