Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 7: Đặc điểm phát triển kinh tế- xã hội các nước Châu Á
Nội dung hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 8 Bài 7 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện kiến thức về đặc điểm phát triển kinh tế- xã hội các nước Châu Á. Mời các em cùng theo dõi.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 24 SGK Địa lí 8
Em hãy cho biết, tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á.
Phương pháp giải
Cần nắm rõ những việc làm của Nhật Bản như thực hiện cuộc cải cách, mở rộng quan hệ... để giải thích tại sao Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á.
Gợi ý trả lời
Nhật Bản lại trở thành nước phát triển sớm nhất của châu Á là bởi vì Nhật Bản sớm thực hiện cuộc cải cách Minh Trị vào nửa cuối thế kỉ XIX, mở rộng quan hệ với các nước phương Tây, giải phóng đất nước thoát khỏi mọi ràng buộc lỗi thời của chế độ phong kiến, tạo điều kiện cho nền kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh.
2. Giải bài 2 trang 24 SGK Địa lí 8
Dựa vào bảng 7.2 SGK – trang 22, em hãy vẽ biểu đồ hình cột để so sánh mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô-oét, Hàn Quốc, Lào năm 2001.
Phương pháp giải
Dựa vào bảng 7.2 để vẽ biểu đồ cột với trục tung là mức thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) của các nước Cô-oét, Hàn Quốc, Lào.
Gợi ý trả lời
- Nhận xét : Thu nhập bình quân đầu người có sự chênh lệch rất lớn giữa các nước.
+ Cô-oét có thu nhập bình quân đầu người cao nhất (19.040USD).
+ Tiếp theo là Hàn Quốc (8.861 USD) và sau đó là Lào (317USD).
+ Cô-oét có mức thu nhập gấp 60,06 lần Lào. Hàn Quốc có thu nhập bình quân đầu người gấp 28 lần mức thu nhập của Lào.
3. Giải bài 3 trang 24 SGK Địa lí 8
Dựa vào hình 7.1, hãy thống kê tên các nước vào nhóm có thu nhập như nhau (và cho biết số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở khu vực nào)?
Phương pháp giải
Dựa vào bảng 7.1 và màu sắc chú thích trên hình để thống kê tên các nước vào nhóm có thu nhập như nhau cũng như số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở khu vực nào.
Gợi ý trả lời
- Các nước có thu nhập thấp: Mông Cổ, Gru-di-a, Ác-mê-ni-a, A-dec-bai-gian, U-dơ-bê-ki-xtan, Cư-rơ-gư-xtan, Ap-ga-ni-xtan, P-ki-xtan, Nê-pan, Băng-gia-đet, Ấn Độ, Mi-an-ma, Lào, Việt Nam, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Triều Tiên, Y-ê-men.
- Các nước có thu nhập trung bình dưới: Liên bang Nga (phần lãnh thổ ở châu Á), Trung Quốc, Ca-dắc-xtan, Tuốc-mê-ni-xtan, Xi-ri, I-rắc, Giooc-đa-ni, I-ran, Thái Lan, Xri Lan-ca, Phi-lip-pin.
- Các nước có thu nhập trùng bình trở lên: Thổ Nhĩ Kì, Li-Băng, A-rập-Xê-ut, Ô-man, Mai-lai-xi-a, Hàn Quốc.
- Các nước có thu nhập cao: Nhật Bản, I-xra-en, Cô-oét, Ca-ta, các tiểu vương quốc A-rập thông nhất, lãnh thổ Đài Loan, Hồng Kông, Xin-ga-po.
- Số nước có thu nhập cao tập trung nhiều nhất ở Tây Nam Á và Đông Á.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 1: Vị trí địa lí, địa hình và khoáng sản
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 2: Khí hậu Châu Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 3: Sông ngòi và cảnh quan Châu Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 5: Đặc điểm dân cư, xã hội Châu Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 8: Tình hình phát triển kinh tế- xã hội ở các nước Châu Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 9: Khu vực Tây Nam Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 10: Điều kiện tự nhiên khu vực Nam Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 11: Dân cư và đặc điểm kinh tế khu vực Nam Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 12: Đặc điểm tự nhiên khu vực Đông Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 13: Tình hình phát triển kinh tế xã hội khu vực Đông Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 14: Đông Nam Á- Đất liền và hải đảo
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 16: Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 17: Hiệp hội các nước Đông Nam Á- ASEAN