Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á

eLib xin chia sẻ với các em học sinh nội dung giải bài tập SGK bài Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á bên dưới đây. Với nội dung đầy đủ các bài tập đi kèm đó là phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, hi vọng rằng đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.

Giải bài tập SGK Địa lí 8 Bài 15: Đặc điểm dân cư, xã hội Đông Nam Á

1. Giải bài 1 trang 53 SGK Địa lí 8

Dựa vào lược đồ hình 6.1 và kiến thức đã học, nhận xét và giải thích sự phân bố dân cư của khu vực Đông Nam Á.

Phương pháp giải

Cần dựa vào lược đồ hình 6.1 và kiến thức đã học để trả lời câu hỏi trên.

Gợi ý trả lời

- Dân cư Đông Nam Á phân bố không đều:

  • Dân cư tập trung đông đúc ở khu vực đồng bằng ven biển các quốc gia Việt Nam, In-đô- nê-xi-a, Phi-lip-pin…Mật độ dân số cao trên 100 người/km2.
  • Các khu vực: miền núi và đảo dân cư thưa thớt hơn, mật độ dân số phổ biến mức từ 1 – 50 người/km2.

- Nguyên nhân:

  • Vùng đồng bằng, ven biển có nhiều điều kiện sống thuận lợi: khí hậu ôn hòa, địa hình bằng phẳng, các hoạt động sản xuất sinh hoạt diễn ra thuận lợi, dễ dàng giao lưu với các nước trong khu vực và trên thế giới.
  • Vùng còn lại chủ yếu là khu vực địa hình miền núi, khó khăn cho giao thông, kinh tế chậm phát triển nên dân cư thưa thớt hơn.

2. Giải bài 2 trang 53 SGK Địa lí 8

Đọc các thông tin trong bảng 15.2, hãy thống kê các nước Đông Nam Á theo diện tích từ nhỏ đến lớn, theo dân số từ ít đến nhiều. Việt Nam đứng ở vị trí nào?

Phương pháp giải

Dựa vào bảng 15.2 để trả lời câu hỏi trên.

Gợi ý trả lời

- Diện tích theo thứ tự từ nhỏ đến lớn lần lượt là:

  • (1) Xingapo,
  • (2) Brunay,
  • (3) Đông Timo,
  • (4) Campuchia,
  • (5) Lào,
  • (6) Philippin,
  • (7) Malaixia,
  • (8) Việt Nam,
  • (9) Thái Lan,
  • (10) Mianma,
  • (11) Indonexia.

=>Xếp theo thứ tự diện tích từ nhỏ đến lớn, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 8 ( có nghĩa là Việt Nam là nước có diện tích lớn thứ 4 khu vực Đông Nam Á)

- Số dân theo thứ tự từ ít đến nhiều lần lượt là:

  • (1) Brunay,
  • (2) Đông Timo,
  • (3) Xingapo,
  • (4) Lào,
  • (5) Campuchia,
  • (6) Malaixia,
  • (7) Mianma,
  • (8) Thái Lan,
  • (9) Việt Nam,
  • (10) Philippin,
  • (11) Indonexia.

=> Xếp số dân theo thứ tự từ ít đến nhiều thì Việt Nam xếp ở vị trí thứ 9 ( tức là Việt Nam có số dân đông thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á).

3. Giải bài 3 trang 53 SGK Địa lí 8

Đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á tạo thuận lợi và khó khăn gì cho sự hợp tác giữa các nước?

Phương pháp giải

Cần nắm rõ đặc điểm dân số, phân bố dân cư, sự tương đồng và đa dạng trong xã hội của các nước Đông Nam Á để phân tích những thuận lợi và khó khăn cho sự hợp tác giữa các nước.

Gợi ý trả lời

- Thuận lợi:

  • Dân số đông và trẻ đem lại nguồn lao động dồi dào cho các ngành kinh tế, là thị trường tiêu thụ rộng lớn của các nước.
  • Dân cư tập trung ở các vùng đồng bằng, tạo điều kiện khai thác có hiệu quả các nguồn lợi tự nhiên và vị trí địa lí vùng đồng bằng.
  • Người dân Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng trong văn hóa, sinh hoạt, phong tục tập quán : các quốc gia dễ dàng giao lưu văn hóa,  hợp tác, phát triển để giao lưu kinh tế, phong tục tập quán.

- Khó khăn: sự bất đồng về ngôn ngữ, mỗi nước có những phong tục tập quán, tín ngưỡng riêng.

Ngày:20/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM