Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải SGK Địa lí 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 24 SGK Địa lí 6
Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ có thuận lợi gì về mặt sinh hoạt và đời sống?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi cần ghi nhớ:
Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ sẽ tiện lợi cho việc tính giờ và giao dịch trong nước và trên thế giới.
Gợi ý trả lời
Sự phân chia bề mặt Trái Đất ra 24 khu vực giờ sẽ tiện lợi cho việc tính giờ và giao dịch trong nước và trên thế giới.
Vì với việc chia làm 24 khu vực giờ, mỗi khu vực giờ rộng 15 độ kinh tuyến, các địa phương nằm trong cùng một khu vực sẽ thống nhất một giờ. Do đó không phải tính toán chuyền đồi thời gian giữa các địa phương trong cùng khu vực giờ.
2. Giải bài 2 trang 24 SGK Địa lí 6
Tại sao có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp nơi trên Trái Đất?
Phương pháp giải
Để giải thích hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp nơi trên Trái Đất, cần dựa vào:
- Dạng hình cầu của Trái Đất
- Sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông
Gợi ý trả lời
Có hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau ở khắp mọi nơi trên Trái Đất là do:
- Trái đất có dạng hình cầu nên mặt trời chỉ chiếu được một nửa. Nửa được chiếu sáng chính là ban ngày. Nửa nằm trong bóng tối chính là ban đêm. Từ đó tạo ra hiện tượng ngày đêm.
- Nhờ sự vận động tự quay của Trái Đất từ Tây sang Đông mà mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày đêm.
3. Giải bài 3 trang 24 SGK Địa lí 6
Với quả Địa cầu và ngọn đèn trong phòng tối, em hãy chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất.
Phương pháp giải
Để chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất, ta cần có quả địa cần và ngọn đèn:
- Đặt quả Địa Cầu trước một ngọn đèn trong phòng tối
- Đánh dấu một địa điểm nào đó
- Quay cho Địa cầu chuyển động
Gợi ý trả lời
Để chứng minh hiện tượng ngày đêm kế tiếp nhau trên Trái Đất:
- Ta đặt quả Địa Cầu trước một ngọn đèn trong phòng tối.
- Đánh dấu một địa điểm nào đó ở bề mặt quả Địa cầu.
- Quay cho Địa cầu chuyển động từ trái sang phải, ta sẽ thấy địa điểm được đánh dấu sẽ lần lượt từ vùng sáng sang vùng tối rồi lại từ vùng tối sang vùng sáng.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 2: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 3: Tỉ lệ bản đồ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất