Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
Hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK Địa lí 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ được eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây. Mời các em học sinh cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 19 SGK Địa lí 6
Tại sao khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải?
Phương pháp giải
Khi sử dụng bản đồ, trước tiên chúng ta phải xem bảng chú giải, vì bảng chú giải bản đồ giúp chúng ta hiểu nội dung và ý nghĩa các kí hiệu dùng trên bản đồ.
Gợi ý trả lời
Khi sử dụng bản đồ, chắc chắn bạn đang cần phải tìm một địa chỉ, địa danh hay địa điểm nào đó. Trên một bản đồ lớn, với hàng trăm các kí hiệu khác nhau, liệu bạn có biết đâu là cái mà bạn cần tìm và muốn tìm.
Vì vậy, trước tiên bạn cần phải xem bảng chú giải. Bởi bảng chú giải sẽ giúp bạn biết được nội dung và ý nghĩa của các kí hiệu trên bản đồ.
Như vậy, khi biết được cái bạn muốn tìm là kí hiệu như thế nào thì việc tìm kiếm của bạn sẽ dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.
2. Giải bài 2 trang 19 SGK Địa lí 6
Người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ bằng các loại kí hiệu nào?
Phương pháp giải
Các loại kí hiệu mà người ta thường biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ: điểm, đường và diện tích.
Gợi ý trả lời
Khi biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ, người ta thường sử dụng các loại kí hiệu sau:
- Kí hiệu điểm (ví dụ: cảng biển)
- Kí hiệu đường (ví dụ: đường ranh giới quốc gia)
- Kí hiệu diện tích( ví dụ: vùng trồng lúa)
3. Giải bài 3 trang 19 SGK Địa lí 6
Khi quan sát các đường đồng mức biểu hiện độ dốc của hai sườn núi ở hình 16, tại sao người ta lại biết sườn nào dốc hơn?
Phương pháp giải
Để giải thích tại sao người ta lại biết sườn nào dốc hơn cần ghi nhớ: sườn nào có các đường đồng mức sát gần nhau, thì sườn ấy dốc hơn.
Gợi ý trả lời
Ngoài sử dụng thang màu thì người ta còn thể hiện độ dốc của địa hình bằng đường đồng mức. Đường đồng mức càng nằm gần nhau thì càng dốc và ngược lại đường đồng mức xa nhau thì dốc càng thoải.
Vì vậy, sẽ rất dễ dàng để nhận biết được, giữa hai sườn núi sườn nào dốc hơn sườn nào.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 2: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 3: Tỉ lệ bản đồ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất