Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 2: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ
Dựa theo nội dung SGK Địa lí 6 11 eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập Bài 2: Bản đồ. Cách vẽ bản đồ. Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với các em học sinh.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 11 SGK Địa lí 6
Bản đồ là gì? Bản đồ có vai trò như thế nào trong việc giảng dạy và học tập Địa lí?
Phương pháp giải
Cần nắm được khái niệm và vai trò của bản đồ trong việc giảng dạy và học tập Địa lí để trả lời:
- Xác định vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí trên mặt đất
- Biết được hình dạng, quy mô của các lục địa trên thế giới; sự phân bố địa hình,...
Gợi ý trả lời
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ tương đối chính xác về một khu vực hay toàn bộ Trái Đất lên mặt phẳng.
- Vai trò của bản đồ trong giảng dạy và học tập địa lí:
+ Bản đồ giúp xác định vị trí, sự phân bố các đối tượng địa lí trên mặt đất (tọa độ địa lí), ở đới khí hậu nào, chịu ảnh hưởng của biển như thế nào, liên hệ với các trung tâm kinh tế-xã hội ra sao...
+ Qua bản đồ người đọc còn biết được hình dạng, quy mô của các lục địa trên thế giới; sự phân bố các dãy núi và độ cao của chúng, sự phân bố hướng chạy và chiều dài, phạm vi lưu vực của con sông, hoặc sự phân bố dân cư, các trung tâm công nghiệp, các thành phố lớn...).
2. Giải bài 2 trang 11 SGK Địa lí 6
Tại sao các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng?
Phương pháp giải
Để giải thích các nhà hàng hải hay dùng bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng cần ghi nhớ:
Bản đồ có kinh tuyến, vĩ tuyến là những đường thẳng chỉ phương hướng chính xác hơn so với các loại bản đồ khác.
Gợi ý trả lời
Các nhà hàng hải hay sử dụng bản đồ có lưới kinh tuyến vĩ tuyến là những đường thẳng vì bản đồ này chỉ phương hướng chính xác hơn so với các loại bản đồ khác.
3. Giải bài 3 trang 11 SGK Địa lí 6
Để vẽ được bản đồ, người ta phải lần lượt làm những công việc gì?
Phương pháp giải
Để trả lời câu hỏi cần nắm được các bước để bản đồ:
- Đo đạc, tính toán
- Chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
- Tính tỉ lệ, thu nhỏ khoảng cách.
- Thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Gợi ý trả lời
Để vẽ được bản đồ, trước hết phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của bản đồ cần vẽ để chọn cách chiếu đồ thích hợp, sau đó lần lượt làm các công việc sau:
- Đo đạc, tính toán, thu thập đầy đủ các thông tin về vùng đất cần vẽ bản đồ (thực địa hoặc sử dụng ảnh hàng không và ảnh vệ tinh).
- Biết cách chuyển mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng của giấy.
- Tính tỉ lệ, thu nhỏ khoảng cách.
- Chọn các loại và dạng kí hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 3: Tỉ lệ bản đồ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 4: Phương hướng trên bản đồ. Kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lí
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 5: Kí hiệu bản đồ. Cách biểu hiện địa hình trên bản đồ
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 7: Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất và các hệ quả
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 8: Sự chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 9: Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo mùa
- doc Giải bài tập SGK Địa lí 6 Bài 10: Cấu tạo bên trong của Trái Đất