Giải SGK Lịch Sử 12
Môn Lịch Sử lớp 12 là một môn học được đánh giá khá khó và quan trọng. Để có kiến thức thật tốt chuẩn bị cho kì thi tốt nghiệp THPT các bạn học sinh cần có phương pháp học cụ thể và khoa học. Với mong muốn giúp các bạn học sinh có thêm nhiều kiến thức và tài liệu học tập để học thật tốt môn Sử lớp 12, eLib đã tổng hợp các bài tập SGK Lịch Sử 12 bao gồm phương pháp giải và hướng dẫn giải cụ thể cho từng bài tập trong sách giáo khoa. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!Mục lục nội dung
1. Bí kíp học tập tốt môn Lịch sử 12
1.1. Tạo tâm lý thoải mái khi học
1.2. Xác định thời gian học hiệu quả
1.3. Biết cách xâu chuỗi sự kiện
2. Một số kinh nghiệm ôn tập môn Lịch sử hiệu quả
2.1. Nắm tổng thể nội dung của chương trình
2.2. Học theo từng chủ đề lịch sử cụ thể
1. Bí kíp học tập tốt môn Lịch sử 12
Lịch sử luôn được xem là môn học khó với nhiều kiến thức và sự kiện, khiến học sinh cảm thấy e ngại. Tuy nhiên, nếu có phương pháp và tư duy phù hợp. Nếu bạn đang gặp vấn đề với môn học này, hãy tham khảo “cẩm nang” học tốt môn Lịch sử dưới đây.
1.1. Tạo tâm lý thoải mái khi học
- Một số cuộc khảo sát về giáo dục cho thấy, tâm lý học ảnh hưởng rất lớn để khả năng tiếp thu kiến thức. Khi học Lịch sử, đừng nên tạo cho mình quá nhiều áp lực, thường thì khi thấy quá nhiều sự kiện và thời gian thì các em cảm thấy nản, điều này chỉ khiến tình trạng thêm tệ.
- Hãy tạo cho mình tâm lý thoải mái khi học, học không chỉ để thi mà còn để biết, để trang bị cho mình những kiến thức cần thiết về lịch sử xã hội. Kiến thức lịch sử đôi khi cũng khá quan trọng, tích lũy thêm nhiều vốn sống và vốn hiểu biết.
1.2. Xác định thời gian học hiệu quả
- Thời gian học cũng góp phần không nhỏ đến mức độ tiếp thu bài, đặc biệt là đối với môn Lịch sử. Môn Sử là một môn khó nhớ, nên hãy học vào những lúc tâm trạng thoải mái nhất.
- Theo chia sẻ những chuyên gia tâm lý của trường Cao đẳng Y Dược: mỗi người có một khung giờ học và tiếp thu bài khác nhau. Vì thế, các em nên “để ý” trong khoảng thời gian nào mình thấy mình tiếp thu kiến thức tốt nhất để việc học đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, với môn Sử, các em cũng cần biết tận dụng thời gian để học một cách tối đa. Khi các em đã học thuộc bài, hôm sau hãy xem qua bài cũ rồi mới học bài mới. Việc xem lại bài đôi khi lại rất hữu hiệu trong việc ghi nhớ của các em.
1.3. Biết cách xâu chuỗi sự kiện
Đặc trưng của môn Sử là nhiều sự kiện, nhiều mốc thời gian. Đây được xem là trở ngại chính đối với những em học sinh khi học môn học này.
Tuy nhiên, những sự kiện đều có mối quan hệ xâu chuỗi với nhiều sự kiện khác. Việc của các em là tìm ra mối liên kết giữa những sự kiện lịch sử để có thể ghi nhớ tốt hơn. Ví dụ với sự kiện thành lập Đảng, trước đó là cả một sự chuẩn bị lâu dài, liên quan đến sự kiện khác như Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, thành lập hội Việt Nam cách mạng thanh niên…
1.4. Học bằng sơ đồ tư duy
Lập sơ đồ tư duy được xem là cách học khoa học và hiệu quả nhất hiện nay. Thay vì việc học thuộc mọi kiến thức trong sách với khối lượng khiến thức khổng lồ, hãy hệ thống lại những mốc thời gian quan trọng, sự kiện chính, tóm tắt diễn biến và sắp xếp chúng một cách khoa học.
Việc sử dụng sơ đồ tư duy giúp chúng ta tiếp thu nhanh hơn và ghi nhớ lâu hơn. Những sự kiện được “đơn giản hóa” một cách logic, giúp các em nắm bắt kiến thức nhanh hơn.
1.5. Kết hợp học và ghi chép
- Phương pháp này sẽ giúp các em nhớ bài sâu và lâu hơn so với cách học thường. Hãy nhẩm bài và ghi những ý chính cũng như mốc sự kiện, tin tức quan trọng ra giấy nháp. Việc học kết hợp ghi chép giúp các em nhớ lâu hơn so với việc chỉ học thuộc.
- Bên cạnh đó, không nên quá tham kiến thức. Không phải học sinh nào cũng biết sắp xếp thời gian để ôn thi và học thuộc lòng tất cả những kiến thức đã học, Vì vậy trong quá trình học nên thường xuyên xem lại bài và khi ôn thi thì nên chắt lọc kiến thức để học.
2. Một số kinh nghiệm ôn tập môn Lịch sử hiệu quả
Làm sao để ôn tập môn Lịch sử có hiệu quả vẫn là một câu hỏi khó đối với các em học sinh lớp 12. Dưới đây, eLib xin nêu ra một số kinh nghiệm nhỏ với mong muốn giúp các em học sinh ôn tập có hiệu quả hơn môn Lịch sử.
2.1. Nắm tổng thể nội dung của chương trình trước khi học các nội dung cụ thể
Để không bị lạc vào trong khối sự kiện quá lớn của chương trình Lịch sử lớp 12, trước khi ôn tập từng nội dung cụ thể, các em cần phải nắm một cách khái quát về tiến trình lịch sử:
Phần Lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000 được trình bày theo tiến trình lịch sử:
- Giai đoạn 1919 – 1930 (gồm 2 giai đoạn nhỏ: 1919 – 1935 và 1925 - 1930);
- Giai đoạn 1930 – 1945 (gồm 4 giai đoạn nhỏ: 1930 – 1931, 1931 – 1935, 1936 – 1939 và 1939 – 1945)
- Giai đoạn 1945 – 1954 (gồm 4 giai đoạn nhỏ: 02/9/1945 - 19/12/1946, 1946 – 1950, 1951 - 1953 và 1953 – 1954)
- Giai đoạn 1954 - 1975 (gồm 5 giai đoạn nhỏ: 1954 – 1960, 1961 – 1965, 1965 – 1968, 1968 – 1973 và 1973 – 1975)
- Giai đoạn 1975 đến 2000 (gồm 3 giai đoạn nhỏ: 1975 – 1976, 1976 – 1986 và 1986 - 2000).
Dựa vào phân kì lịch sử này, các em tiến hành xác định những sự kiện lịch sử chính (chưa cần đi vào nội dung chi tiết) gắn liền với từng giai đoạn lịch sử cụ thể.
- Phần Lịch sử thế giới từ 1945 đến 2000 được trình bày theo 6 chủ đề:
- Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai
- Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 - 1991) và Liên bang Nga (1991 - 2000)
- Các nước Á, Phi và Mĩ Latinh (1945 - 2000)
- Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản (1945 – 2000)
- Quan hệ quốc tế (1945 - 2000)
- Cách mạng khoa học công nghệ và xu thế toàn cầu hóa.
2.2. Học theo từng chủ đề lịch sử cụ thể
Việc nhóm các vấn đề lịch sử cùng đặc điểm, liên quan với nhau thành một chủ đề là một cách giúp học sinh ôn tập hiệu quả hơn, có thể kể đến một số chủ đề như sau:
“Quá trình thành lập Đảng: Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước → truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào Việt Nam → sự xuất hiện của 3 tổ chức cộng sản → thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam”
Các hiệp định trong giai đoạn từ 1945 đến 1975: Hiệp định Sơ bộ, Hiệp định Giơ-ne-vơ và Hiệp định Pa-ri”
Phong trào yêu nước theo xu hướng dân chủ từ 1919 đến 1930.
2.3. Học một nhóm các sự kiện lịch sử có liên hệ với nhau
Đặc điểm của lịch sử là diễn ra liên tục, kết quả của sự kiện trước có liên hệ đến sự kiện sau. Do đó, nếu các em học cả một chuỗi sự kiện có liên hệ với nhau trong cùng một giai đoạn lịch sử, thì sẽ thấy hấp dẫn, thú vị và nhớ có hệ thống hơn
2.4. Một số lưu ý khác
Thứ nhất, đối với giai đoạn 1930 – 1931 và giai đoạn 1936 – 1939, các các em chú ý đến cấu trúc: bối cảnh, chủ trương của Đảng, diễn biến, ý nghĩa và kết quả.
Thứ hai, đối với bài Việt Nam trong năm đầu tiên sau khi giành được độc lập (1946), các các em cần lập một sơ đồ có cấu trúc gồm 2 vế: thứ nhất là tình thế “ngàn cân treo sợi tóc” của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong năm 1946 (bối cảnh, những khó khăn về đối nội, đối ngoại), thứ hai là quá trình giải quyết những khó khăn về đối nội và đối ngoại tương ứng.
Thứ ba, trong những năm gần đây, nhiều đề thi thường hỏi về mối quan hệ giữa lịch sử thế giới và lịch sử Việt Nam (chủ yếu rơi vào giai đoạn từ 1919 đến 1945). Chính vì vậy, các em cần chú ý đến mối liên hệ giữa lịch sử Việt Nam với các kiến thức lịch sử thế giới có liên quan trong sách giáo khoa.
Thứ tư, đối với phần lịch sử thế giới và các nội dung còn lại chưa được đề cập ở trên, có lẽ các các em phải tự tìm cho mình một phương pháp học thích hợp.
Không thể có một phương pháp học tập phù hợp cho tất cả mọi đối tượng học sinh, hy vọng rằng những kinh nghiệm nhỏ trên đây sẽ giúp ích ít nhiều cho các em học sinh trong kì thi sắp tới. Chúc các em đạt kết quả cao nhất trong kì thi tốt nghiệp THPT.
Tham khảo thêm
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 27
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 26
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 25
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 24
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 23
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 22
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 21
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 20
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 19
- Giải bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 18