Giải bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ

Dựa theo nội dung SGK Lịch Sử 12 eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung bài giải Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ. Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với các em học sinh.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 22: Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ

1. Giải bài 1 trang 188 SGK Lịch sử 12

Lập bảng so sánh những điểm giống và khác nhau giữa hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) và "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức cả bài 22 SGK Lịch sử 12 và tìm ra những tiêu chí chính để lập bảng so sánh hai chiến lược "Chiến tranh cục bộ" (1965-1968) và "Việt Nam hóa chiến tranh" (1969-1973) của Mĩ ở miền Nam Việt Nam.

Gợi ý trả lời

Giống nhau:

- Hình thức: là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ.

- Phương tiện, chi phí chiến tranh:

+ Hiện đại bậc nhất của Mỹ, do Mỹ cung cấp.

+ Đều dựa vào bộ máy chính quyền và quân đội Sài Gòn.

+ Đều sử dụng viện trợ kinh tế và quân sự để tiến hành chiến tranh.

+ Đều sử dụng chính sách bình định nhằm chiếm đất giành dân.

- Mục tiêu chiến tranh: Nhằm chia cắt lâu dài Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mĩ, dùng miền Nam làm bàn đạp tấn công miền Bắc và phản kích phe xã hội chủ nghĩa từ phía Đông Nam Á.

Khác nhau:

- Chiến lược “Chiến tranh cục bộ”

+ Lực lượng tham chiến gồm 3 loại quân: quân Mĩ (giữ vai trò quan trọng), quân Đồng Minh và quân đội Sài Gòn

+ Vai trò của người Mĩ trên chiến trường: Chỉ huy, cố vấn, tham chiến trực tiếp

+ Quy mô, mức độ ác liệt:

  • Quy mô lớn hơn “chiến tranh đặc biệt”, mở rộng ra cả miền Bắc bằng chiến tranh phá hoại.
  • Ác liệt hơn “chiến tranh đặc biệt” giai đoạn trước đó.

- Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”

+ Lực lượng tham chiến gồm 3 loại quân: quân đội Sài Gòn (chủ yếu), quân Mĩ và quân Đồng Minh (tham chiến giai đoạn đầu)

+ Vai trò của người Mĩ trên chiến trường: Chỉ huy, cố vấn, tham chiến (giai đoạn đầu)

+ Quy mô, mức độ ác liệt:

  • Quy mô lớn hơn, toàn diện hơn “chiến tranh cục bộ”, mở rộng ra toàn Đông Dương và thế giới (bằng thủ đoạn ngoại giao).
  • Ác liệt nhất

2. Giải bài 2 trang 188 SGK Lịch sử 12

Miền Bắc đã thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn như thế nào đối với tiền tuyến lớn miền Nam từ năm 1965 đến năm 1973?

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức mục II, IV miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mĩ vừa làm hậu phương cho miền Nam bài 22 SGK Lịch sử 12 để phân tích, đánh giá.

Gợi ý trả lời

Giai đoạn 1965 - 1968:

- Khẩu hiệu: “mỗi người làm việc bằng hai”, “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”.

- Xây dựng tuyến đường vận chuyển Bắc - Nam và trên biển, nối liền hậu phương với tiền tuyến.

- Cung cấp hàng chục vạn tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác… cho miền Nam.

Giai đoạn 1968 - 1973:

- Tiếp tục chi viện cho tiền tuyến miền Nam và cho cả chiến trường Lào, Campuchia.

- Trong 3 năm (1969 - 1971), hàng chục vạn thanh niên miền Bắc được gọi là nhập ngũ bổ sung cho các chiến trường miền Nam, Lào, Campuchia; khối lượng vật chất đưa vào các chiến trường tăng gấp 1,6 lần so với 3 năm trước đó...

3. Giải bài 3 trang 188 SGK Lịch sử 12

Đế quốc Mĩ đã dùng những thủ đoạn gì nhằm phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của ba dân tộc Việt Nam - Lào - Camphuchia? Kết quả ra sao?

Phương pháp giải

Dựa vào sgk Lịch sử 12 bài 22 Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mĩ bảo về Tổ Quốc kết hợp phân tích, đánh giá.

Gợi ý trả lời

Thủ đoạn của Mĩ:

- Sử dụng quân đội Sài Gòn như một mũi nhọn xung kích trong các cuộc hành quân mở rộng xâm lược Campuchia (1970), sang Lào (1971), nhằm thực hiện âm mưu “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”.

- Mĩ đã chỉ đạo tay sai làm đảo chính lật đổ Chính phủ trung lập Xihanúc của Campuchia ngày 18 - 3 - 1970, chuẩn bị cho cuộc phiêu lưu quân sự mới ở Đông Dương.

Kết quả:

- Cuộc hành quân xâm lược của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn sang Campuchia (từ tháng 4 đến 6 - 1970) bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Campuchia đập tan, giải phóng nhiều vùng đất đai rộng lớn ở Đông Bắc Campuchia với 4,5 triệu dân.

- Cuộc hành quân của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn mang tên “Lam Sơn 719” nhằm án ngữ Đường 9 Nam Lào, chia cắt chiến trường Đông Dương đã bị quân tình nguyện Việt Nam phối hợp với quân dân Lào đập tan, buộc quân Mĩ và quân Sài Gòn rút khỏi Đường 9 Nam Lào, hành lang chiến lược Đông Dương được giữ vững.

- Ở Việt Nam, trên hai miền Nam - Bắc, nhân dân Việt Nam đã giành nhiều thắng lợi...

- Âm mưu của Mĩ phá vỡ liên minh đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương đã bị thất bại hoàn toàn vào năm 1975.

Ngày:16/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM