Giải bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự TG mới sau CTTG 2
Giải bài tập SGK Lịch sử 12 Bài 1: Sự hình thành trật tự thế giới mới sau chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1949) được eLib tổng hợp lại, hy vọng là tài liệu tham khảo hữu ích đối với các bạn học sinh lớp 12.
1. Giải bài tập 1 trang 9 SGK Lịch Sử 12
Hãy chỉ trên bản đồ thế giới những khu vực nằm trong sự phân chia phạm vi ảnh hưởng do ba cường quốc thỏa thuận ở Hội nghị Ianta
Phương pháp giải
Quan sát bản đồ và đối chiếu với nội dung đoạn chữ in nhỏ trong SGK 12 trang 5 về hội nghị Ianta
Gợi ý trả lời
Những khu vực nằm trong sự phân chia phạm vi ảnh hưởng do ba cường quốc thỏa thuận ở Hội nghị Ianta:
* Ở châu Âu:
- Tây Đức, Tây Béclin và các nước Tây Âu: thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước Mĩ, Anh, Pháp.
- Đông Đức, Đông Béclin và các nước Đông Âu: thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô.
* Ở châu Á:
- Nam Triều Tiên, Nhật Bản: thuộc phạm vi ảnh hưởng của Mĩ.
- Bắc Triều Tiên: thuộc phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô.
- Đông Nam Á, Tây Á: thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước phương Tây.
- Liên Xô được trả lại miềm Nam đảo Xakhalin; 4 đảo thuộc quần đảo Curin.
2. Giải bài tập 2 trang 9 SGK Lịch Sử 12
Sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước: Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa thể hiện như thế nào?
Phương pháp giải
Dựa vào SGK 12 trang 8 về sự hình thành hai mặt đối lập, từ đó suy luận tìm ra câu trả lời.
Gợi ý trả lời
* Sự đối lập về chính trị:
- Nước Đức bị chia cắt thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau:
+ Tây Đức: Cộng hòa Liên bang Đức (9-1949) theo chế độ Tư bản chủ nghĩa.
+ Đông Đức: Công hòa Dân chủ Đức (10-1949) theo chế độ Xã hội chủ nghĩa
- Các nước Tây Âu và Đông Âu:
+ Khối nước Tây Âu: theo chế độ Tư bản chủ nghĩa, chịu ảnh hưởng của Mĩ.
+ Khối nước Đông Âu: theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, liên minh chặt chẽ với Liên Xô.
* Sự đối lập về kinh tế:
- Khối nước Tây Âu: Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu (kế hoạch Mácsan).
- Khối nước Đông Âu: Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV, 1-1949).
Chú ý: dựa vào nền kinh tế và chế độ chính trị của hai nước Liên Xô và Mĩ để suy ra chế độ chính trị và kinh tế các nước nắm trong vùng ảnh hưởng của hai cường quốc này lựa chọn.
Tham khảo thêm