Giải bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ
Giải bài tập SGK Lịch sử 12 bài 4: Các nước Đông Nam Á và Ấn Độ được eLib sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết. Đây là lời giải hay cho các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sử lớp 12. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các em học sinh.
Mục lục nội dung
1. Giải bài tập 1 trang 35 SGK Lịch Sử 12
Lập niên biểu về thời gian tuyên bố độc lập của các quốc gia ở Đông Nam Á.
Phương pháp giải
Dựa vào SGK Lịch sử 12 trang 25, 26 về sự hình thành các quốc gia độc lập ở Đông Nam Á sau chiến tranh Thế Giới thứ hai để trả lời câu hỏi
Gợi ý trả lời
- Ngày 17/8/1945: Inđônêxia tuyên bố độc lập.
- Ngày 2/9/1945: Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.
- Ngày 12/10/1945: Lào tuyên bố độc lập.
- Ngày 4/7/1946: Philippin tuyên bố độc lập.
- Ngày 4/1/1948: Miến Điện tuyên bố độc lập.
- Ngày 31/8/1957: Mã Lai tuyên bố độc lập.
- Tháng 6/1959: Xingapo tuyên bố quyền tự trị của mình.
- Ngày 20/5/2002: Đông Timo trở thành quốc gia độc lập.
2. Giải bài tập 2 trang 35 SGK Lịch Sử 12
Sưu tầm tài liệu về tổ chức ASEAN.
Phương pháp giải
Sưu tầm tài liệu trên mạng internet hoặc sách, báo.
Gợi ý trả lời
- ASEAN là tên viết tắt của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations), được thành lập ngày 8 tháng 8 năm 1967 tại Băng-cốc bởi Bộ trưởng Ngoại giao các nước sáng lập là ln-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi a, Phi-líp pin, Thái Lan và Xinh-ga-po.
- Trong hơn 40 năm tồn tại và phát triển, ASEAN từ một Hiệp hội đơn sơ của các quốc gia trong khu vực dần phát triển thành một tổ chức quy mô với nội dung hợp tác ngày càng sâu rộng và chặt chẽ. Ngày nay, các hoạt động hợp tác của ASEAN đã bao trùm hầu hết các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội các quốc gia Đông Nam Á. ASEAN đã trở thành một tổ chức khu vực có ảnh hưởng nhất ở Đông Nam Á và có vai trò quan trọng ở khu vực Đông Á. AASEAN luôn đảm bảo được “sự thống nhất trong đa dạng” trên cơ sở những lợi ích cơ bản chung cũng như các mục tiêu và nguyên tắc trong Hiêp hội, nhất là “đồng thuận” và “không can thiệp”.
- Với việc ASEAN ký kết và phê chuẩn Hiến chương ASEAN, hợp tác ASEAN đã có nền tảng pháp lý và khuôn khổ thể chế để có bước phát triển mới, hướng tới việc xây dựng Cộng đồng ASEAN ngày càng hùng mạnh.
Chú ý:
Sưu tầm tự do, đi vào những hoạt động chính của ASEAN từ khi thành lập cho đến nay.
3. Giải bài tập 3 trang 35 SGK Lịch Sử 12
Nêu những thành tựu chính mà nhân dân Ấn Độ đạt được trong quá trình xây dựng đất nước.
Phương pháp giải
Dựa vào SGK trang 34 về công cuộc xây dựng đất nước của Ấn Độ để trả lời bài tập này
Gợi ý trả lời
Trong quá trình xây dựng đất nước, nhân dân Ấn Độ đã đạt được những thành tựu chính sau:
- Nông nghiệp: nhờ thực hiện “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, từ giữa những năm 70 của thế kỉ XX, Ấn Độ đã tự túc được lương thực và từ năm 1995 là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới.
- Khoa học – kĩ thuật: có bước tiến nhanh chóng. Cuộc “Cách mạng chất xám” đưa Ấn Độ trở thành một trong những cường quốc sản xuất phầm mềm lớn nhất thế giới.
- Đối ngoại: theo đuổi chính sách hòa bình, trung lập tích cực, luôn ủng hộ cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 3: Các nước Đông Bắc Á
- doc Giải bài tập SGK Lịch Sử 12 Bài 5: Các nước Châu Phi và Mĩ Latinh