Giải SGK Địa lí 12
Với mong muốn giúp các em học sinh có thêm nhiều kiến thức và tài liệu học tập để học thật tốt môn Địa lí 12, eLib đã tổng hợp các bài tập SGK Địa lí 12 bao gồm phương pháp giải và gợi ý làm bài cụ thể cho từng bài tập trong sách giáo khoa. Mời các em cùng tham khảo nhé!Mục lục nội dung
1. Phương pháp học tốt môn Địa lí 12
1.1. Hiểu bài ngay tại lớp
Cố gắng nắm vững kiến thức cơ bản ngay tại lớp, khi về nhà chỉ cần xem qua có thể nhớ sâu bài học.
Những bài học có nội dung dài hoặc có mối liên hệ với nhau thì nên tóm tắt bằng sơ đồ dạng chân chim. Khi bài mới có những ý liên quan đến kiến thức đã học nên cố gắng liên hệ lại bài cũ để khắc sâu kiến thức, tránh nhầm lẫn các đơn vị kiến thức.
Khi tìm hiểu các điều kiện phát triển của các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản),… bao giờ cũng phải lưu ý điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, chú ý nêu thêm một số các hạn chế, khó khăn về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội đối với việc phát triển ngành kinh tế đó.
Khi học về địa lý các vùng kinh tế, cần lưu ý một số vấn đề:
- Xác định được vị trí địa lý (tiếp giáp vùng nào, nước nào, có giáp biển không,…) qua đó đánh giá về ý nghĩa của vị trí đó trong phát triển kinh tế vùng.
- Nắm được việc phát huy các thế mạnh kinh tế từng vùng, những hạn chế cần khắc phục.
1.2. Xác định thời gian học hiệu quả
Thời gian học cũng góp phần không nhỏ đến mức độ tiếp thu bài, đặc biệt là đối với môn Địa lí.
Mỗi người có một khung giờ học và tiếp thu bài khác nhau. Vì thế, các em nên “để ý” trong khoảng thời gian nào mình thấy mình tiếp thu kiến thức tốt nhất để việc học đạt hiệu quả cao.
Bên cạnh đó, với môn Địa, các em cũng cần biết tận dụng thời gian để học một cách tối đa. Khi các em đã học thuộc bài, hôm sau hãy xem qua bài cũ rồi mới học bài mới. Việc xem lại bài đôi khi lại rất hữu hiệu trong việc ghi nhớ của các em.
1.3. Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat
Tận dụng tối đa kỹ năng sử dụng Atlat. Cần xác định một số nguyên tắc chung khi sử dụng Atlat:
Khi tìm hiểu tình hình sản xuất (tình hình phát triển) của một ngành, ta chủ yếu khai thác các biểu đồ tương ứng trong Atlat.
Khi tìm hiểu về đặc điểm phân bố thì xác định dựa trên bản đồ, để thấy sự phân bố theo vùng và theo các tỉnh.
Lưu ý: Đối với câu hỏi yêu cầu nêu sự phân bố chung cả nước thì xác định theo vùng, khi hỏi về khu vực thì nêu phân bố theo tỉnh.
2. Bí quyết đạt điểm cao môn Địa lí 12
2.1. Kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ
Nắm chắc các công thức tính toán như mật độ dân số, công thức tính sản lượng, năng suất, tốc độ tăng trưởng, cơ cấu:
- Mật độ dân số (người / km2) = Dân số / diện tích
- Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên (%) = Tỷ suất sinh – Tỷ suất tử
- Biên độ nhiệt = Nhiệt độ tháng cao nhất – Nhiệt độ tháng thấp nhất
- Cân bằng ẩm = Lượng mưa – Lượng nước bốc hơi
- Độ che phủ rừng = ( Diện tích rừng x 100 ) / Diện tích tự nhiên
- Bình quân lương thực/người ( kg / người ) = Sản lượng/dân số
- Năng suất lúa (tạ, tấn / ha) = Sản lượng / Diện tích
- Cán cân xuất nhập khẩu = Giá trị xuất khẩu – Giá trị nhập khẩu
2.2. Rèn luyện thường xuyên với các bài thi trắc nghiệm trực tuyến
Qua quá trình dài làm quen với hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến học sinh sẽ rút ra kinh nghiệm làm bài phù hợp với bản thân, biết nên làm câu nào trước, câu nào sau và dành thời gian cho mỗi câu bao nhiêu lâu là hợp lý nhất, những lỗi nào thường gặp phải, lỗi nào cần lưu ý, cần tránh để không gặp phải khi làm bài. Bên cạnh đó, việc thi xong có đáp án ngay để tham khảo, so sánh sẽ giúp học sinh nhớ kiến thức sâu hơn và hệ thống hơn.
2.3. Tham khảo thêm tài liệu
Muốn có điểm giỏi và trở thành học sinh giỏi Địa lí, các em cần biết tư duy, vận dụng kiến thức đã học cho những câu hỏi mở. Để làm được điều này, các em phải có kiến thức về thực tế. Hãy tranh thủ đọc báo, xem các chương trình thời sự về dân cư, kinh tế các vùng, các em sẽ có được vốn tri thức này.
Học Địa lí không khó khi tập trung và biết học một cách hiệu quả. Ngay cả khi bận rộn với bài tập của các môn học khác, các em vẫn có thể học tốt được môn Địa lí để trở thành một học sinh giỏi toàn diện nhờ các phương pháp trên.
Tham khảo thêm
- Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 43
- Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 42
- Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 12
- Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 41
- Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 11
- Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 39
- Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 10
- Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 37
- Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 9
- Giải bài tập SGK Địa lí 12 Bài 20