Giải SBT Địa lí 10
Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều kiến thức và tài liệu học tập để học thật tốt môn Địa lí 10, eLib đã tổng hợp các bài tập SBT Địa lí 10 bao gồm phương pháp giải và gợi ý làm bài cụ thể cho từng bài tập trong sách bài tập. Mời các em cùng tham khảo nhé!Mục lục nội dung
1. Phương pháp học tốt môn Địa lí 10
Địa lý lớp 10 không phải một môn khó học dù các kiến thức cần nhớ khá dài. Các em hoàn toàn có thể chinh phục được môn học này bằng sự tập trung, chăm chỉ và niềm yêu thích.
Môn Địa lí là một môn học rất thú vị vì cho ta hiểu rõ hơn về các yếu tố tự nhiên- xã hội xung quanh chúng ta. Chương trình Địa lí lớp 10 cung cấp những kiến thức về địa lí tự nhiên và địa lí dân cư. Những kiến thức này không quá khó hiểu song cũng cần có những phương pháp thích hợp để ghi nhớ được lượng kiến thức lớn và có thể vận dụng vào các bài kiểm tra.
1.1. Chú ý nghe giảng
Nghe thầy cô giảng trên lớp để hiểu rõ hơn các nội dung được đề cập đến trong sách giáo khoa, biết được các ý chính, phụ trong các nội dung cần học và có cái nhìn sâu sắc hơn về bài học qua những thông tin cô cung cấp thêm.
Trong quá trình nghe giảng, hãy suy nghĩ để trả lời những câu hỏi mà thầy cô đưa ra. Quá trình tư duy sẽ giúp hình thành các liên kết về thông tin cung cấp cho bộ não, giúp các em có thể học ngay một phần kiến thức đó tại lớp.
1.2. Học bài khi về nhà
Học bài về nhà ngay hôm có tiết Địa lí ở lớp sẽ giúp việc ghi nhớ hiệu quả hơn rất nhiều so với việc vài hôm sau mới học.
Không nên học thuộc lòng từng dòng một từ đầu đến cuối bài. Cách học này có thể giúp các em nhanh thuộc bài nhưng cũng rất nhanh quên. Trước khi đọc lại bài học trên lớp, hãy thử hồi tưởng lại xem mình đã có thể nhớ được những gì về nội dung bài học hôm nay ở trong đầu. Phương pháp đánh thức trí nhớ này sẽ giúp các em ghi nhớ ngay và nhớ sâu các nội dung đó.
Tiếp theo, hãy xem lại vở ghi về bài học và tóm tắt lại trong một sơ đồ tư duy. Hãy sử dụng bút khác màu, hình vẽ đơn giản để bản đồ ấn tượng nhất và dễ nhớ. Sơ đồ cần thể hiện rõ nội dung chính của các bài, các ý nhỏ cần ghi nhớ bằng cách sử dụng từ khóa. Nhìn vào sơ đồ tư duy và diễn đạt nội dung bài học theo ý hiểu của mình. Sau đó, hãy đối chiếu vở ghi để hoàn thiện.
Nên trả lời các câu hỏi trong vở Bài tập và thực hành Địa lí 10 để kiểm tra về độ hiểu và vận dụng kiến thức của mình trong những câu hỏi suy luận.
1.3. Ghi nhớ các con số
Một điều nữa mà học sinh thường “sợ” ở môn Địa lý đó là việc có quá nhiều các con số, hoặc một dãy số liệu quá dài. Tuy nhiên, một mẹo nhỏ là các bạn không nhất thiết phải nhớ chính xác các con số. Trong một số trường hợp có thể chỉ cần đưa ra những con số tương đối.
Học sinh cũng không nhất thiết phải nhớ hết cả một dãy số liệu quá dài nhưng nhất thiết phải nhớ được những số liệu cơ bản làm dẫn chứng cho bài viết. Ví dụ: dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số nước ta thì cần nắm được những mốc quan trọng, thường là đầu – cuối hoặc những năm có sự biến động lớn như tăng, giảm đột ngột....
2. Bí quyết đạt điểm cao môn Địa lí 10
2.1. Đôi bạn cùng tiến
Nếu muốn đạt kết quả cao trong môn học này thì không nên học một mình. Hãy tìm một người bạn hoặc một nhóm bạn cùng có niềm yêu thích với môn Địa lí để có thể thường xuyên trao đổi bài với nhau. Các thông tin bổ ích do từng người tìm được liên quan đến bài học, các câu hỏi suy luận, các kiến thức được nhắc lại thường xuyên sẽ giúp việc học thú vị và tiếp thu được nhiều hơn.
Yếu tố cần có với bất kì môn học nào khi muốn đạt hiệu quả tốt nhất đó là sự chăm chỉ, hứng thú. Vì vậy, hãy cố gắng tạo cho mình có được hai điều này. Kết hợp với những phương pháp được gợi ý ở trên, các em nhất định sẽ chinh phục được môn Địa lí lớp 10.
2.2. Sử dụng sơ đồ xương cá
Một phương pháp giúp học sinh dễ nhớ hơn là dùng sơ đồ hình xương cá nhằm hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản. Cụ thể, chúng ta có ba phần chính là: Địa lý tự nhiên và dân cư; Địa lý các ngành kinh tế và Địa lý vùng kinh tế. Trong mỗi phần này lại chia ra từng bài, trong từng bài lại có từng ý lớn. Như vậy, sau khi đã có được khung của toàn chương trình, học sinh đã có được một hình dung về những nội dung cơ bản mà mình cần ôn tập để “đắp thịt” vào.
Khi làm bài thi, sơ đồ hình xương cá sẽ giúp học sinh nhớ nhanh và triển khai ý mạch lạc hơn nhiều. Sau khi đọc đề, thí sinh chỉ cần dành ra vài phút để vạch lại sơ đồ, từ đó các ý lớn, ý nhỏ được trình bày một cách rõ ràng, mạch lạc theo các đề mục. Chỉ cần thêm các dẫn chứng chi tiết là có một câu trả lời hoàn chỉnh.
2.3. Sử dụng Atlat hiệu quả
Sử dụng Atlat hiệu quả và vận dụng kiến thức thực tế để tạo dấu ấn cho bài thi
Phần lớn học sinh đều chưa biết cách vận dụng tối đa tính năng của Atlat. Atlat có thể là công cụ hữu hiệu để nhớ nhanh các dẫn chứng cho bài thi mà không cần phải học thuộc lòng. Bên cạnh đó, các em cũng có thể sử dụng Atlat như một nguồn số liệu (thay vì phải nhớ rất nhiều số liệu từ SGK). Ví dụ, số liệu về dân số Việt Nam qua các năm hay tên của các đô thị, các trung tâm công nghiệp, các bãi biển du lịch...
Tham khảo thêm
- Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 19
- Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 18
- Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 17
- Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 16
- Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 15
- Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 14
- Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 13
- Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 12
- Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 11
- Giải bài tập SBT Địa lí 10 Bài 10