Đề thi giữa HK1 lớp 8

Nhằm giúp các em kiểm tra và củng cố kiến thức nửa học kì 1, eLib đã biên soạn, tổng hợp và gửi đến các em Bộ đề thi giữa học kì 1 lớp 8. Bộ đề gồm nhiều dạng đề và được lấy từ các trường THCS và Sở GD trên cả nước, giúp các em có thể luyện tập và tự đánh giá học lực của bản thân. Mỗi đề trong bộ đề đều có đáp án để các em tham khảo. Nội dung chi tiết các em xem tại đây!

1. Giới thiệu về bộ đề thi giữa HK1 lớp 8

Để hỗ trợ các em học sinh lớp 8 ôn tập, củng cố kiến thức trong quá trình học tập cũng như chuẩn bị tốt cho kì kiểm tra sắp tới. eLib xin giới thiệu đến các em "Bộ đề thi học kì 1 lớp 8" được biên soạn và tổng hợp từ nhiều trường Trung học cơ sở trên cả nước. Bộ đề thi là tài liệu để các em luyện tập và tự kiểm tra, đánh giá năng lực của mình, từ đó phấn đấu để đạt kết quả tốt trong kì thi.

Các đề kiểm tra trong bộ đề bao gồm: đề thi của tất cả các môn học với sự tuyển tập nhiều dạng đề khác nhau qua các năm học gần đay giúp các em bám sát cấu trúc và nội dung đề thi. Không chỉ thế toàn bộ đề thi trong bộ đề đều được miễn phí hoàn toàn các em có thể tải về máy để xem làm tài liệu dữ trữ hoặc xem online.

Mời các em có thể tham khảo nội dung chi tiết của từng bài giảng với Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Nhận định về đề thi giữa HK1 lớp 8

Những bài kiểm tra giữa học kì thường quan trọng vì hệ số điểm nhân đôi, nên điểm cao hay thấp ảnh hưởng nhiều đến điểm trung bình của các em. 

Các bài kiểm tra giữa kì thường được thầy cô thông báo trước khoảng 1 đến 2 tuần để chuẩn bị tinh thần cũng như có thời gian ôn tập. Chính vì vậy, nếu các em ôn luyện thật tốt thì bài kiểm tra của các em sẽ đạt kết quả cao.

3. Bí quyết làm bài thi giữa HK1 đạt hiệu quả

3.1. Lập kế hoạch

Kì thi giữa học kì 1, thực chất kéo đến rất nhanh chỉ sau vài tháng sau khi các em nhập học. Thời gian các em vừa nắm bắt được nhịp học cũng như làm quen với kiến thức mới vừa đủ để những bài kiểm tra giữa kì "ùn ùn" kéo đến. Nhiều em có tư tưởng “nước đến chân mới nhảy” nên không chịu dành thời gian lên kế hoạch ôn thi cẩn thận, tỉ mỉ. Tuy nhiên, điều này là một quan niệm sai lầm vì các em không hệ thống lại kiến thức thì không thể nhớ hết được những gì thầy cô truyền đạt hay những dạng bài tập khó mà phải mất nhiều thời gian mới giải được. 

Chính vì vậy, các em cần phải chăm chỉ hơn và có tinh thần chủ động ngay từ đầu trong việc học của mình. Các em hãy lên thời gian học bài cụ thể, sắp xếp thời gian cho từng môn học để lượng kiến thức các em tiếp nhận được đồng đều.

3.2. Giữ sức khỏe

Các em sẽ chẳng làm bài tốt nếu không có một sức khỏe tốt! Đó là lời khuyên chân thành với những em không có kế hoạch học tập rõ ràng, ôn tập quá sức, không khoa học. Vì thế, phải biết tự chăm sóc sức khỏe trước kì thi các em nhé!

Tuyệt đối không được thức quá khuya. Vì nếu như các em rơi vào tình trạng chạy đua với thời gian mà quên đi yếu tố sức khỏe trước mùa thi thì tủi ro tới ngày thi mình bị ốm là điều không thể tránh khỏi. Các em cần tự giác bảo vệ sức khỏe của mình để tránh sức khỏe trở thành rào cản làm các em không đạt được kết quả cao.

3.3. Ôn tập kỹ từng dạng bài gắn với phần lý thuyết được học

Đối với mỗi bài kiểm tra giữa kì sẽ tập trung nội dung kiến thức của 2 đến 3 chương. Với mỗi chương đều có kiến thức trọng tâm mà học sinh cần chú ý ôn tập để đạt điểm cao bài kiểm tra. Để việc ôn tập đạt được hiệu quả tối ưu giúp nắm chắc điểm cao, các em học sinh lớp 9 cần ôn luyện thật kỹ từng dạng bài liên quan đến các vùng kiến thức trên.

Điều này không có nghĩa là học thuộc từng chữ trong sách giáo khoa, các em cần chọn lọc để ghi nhớ, khắc sâu các công thức đóng khung, các phần ghi chú trong sách, nghiên cứu các ví dụ ở mỗi phần kiến thức mới. Nếu có phần kiến thức nào chưa rõ, khó hiểu thì các em hãy dùng bút nhớ đánh dấu lại để hỏi bạn bè hoặc thầy cô ngay sau đó.

Bí quyết ôn tập hiệu quả là cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản trong SGK và đề cương bài giảng. Bởi nắm chắc kiến thức là các em đã vững hơn nửa lượng kiến thức trong bài kiểm tra, việc ôn tập kiến thức nâng cao cũng sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

3.4. Giải bài tập từ cơ bản đến nâng cao

Để giải được bất kì dạng bài tập nào, trước tiên các em hãy học kỹ lý thuyết để nắm vững kiến thức căn bản. Sau đó các em hãy bắt tay vào làm bài tập áp dụng cơ bản trong sách giáo khoa để có cái nhìn bao quát các bài toán có tính chất tổng hợp. Khi đã quen dần với các dạng toán cơ bản rồi, các em có thể tìm và thử sức nâng cao độ khó của từng dạng bài.

Trong quá trình luyện tập, các em hãy linh hoạt áp dụng các định lý để giải tốt những bài toán yêu cầu đề ra. Thêm nữa, các em cần làm bài tập nhiều, đọc nhiều sách để rút ra được những cách giải hay và ngắn gọn cho bản thân. Đặc biệt, các em nên tìm cách giải sáng tạo cho riêng mình. Việc làm này sẽ giúp các em nâng cao kỹ năng giải bài tập và giúp tư duy sáng tạo hơn.

3.5. Tổ chức học nhóm

Ôn kiểm tra, ngoài việc học trên lớp và tự học ở nhà nên tổ chức hình thức học theo nhóm. Bởi vì thông qua nhóm học tập, mọi người trong nhóm dễ dàng thảo luận với nhau để tìm ra những đáp án trước những bài tập khó và có thể góp ý và sửa sai cho nhau. Hơn nữa học nhóm với những người giỏi hơn mình ở một mảng kiến thức hay một môn nào đó cũng như là học kèm với thầy cô giáo vậy. Hoặc bạn giỏi ở một mảng nào đó, cũng đừng ngần ngại học nhóm, vì giảng giải cho các bạn khác cũng là một cách ôn luyện – giúp các em củng cố thêm kiến thức rất nhiều.

3.6. Kỹ năng làm bài

Đặc biệt với các bộ môn tự nhiên, cần sự logic và rõ ràng. Một bài kiểm tra được trình bày logic sẽ được ưu ái hơn so với những bài khác đấy nhé. Nếu có sửa chữa gì thì hãy gạch bỏ, rồi viết lại cho sạch sẽ. Không ít học sinh sửa đen bài kiểm tra làm giáo viên không biết kết quả nào mà chấm. Lúc đó lại phải trách bản thân mình thôi!

Kiểm tra, xem lại bài thật kỹ. Việc này bắt buộc phải làm nhé! Nó sẽ giúp các em tìm được lỗi sai không đáng có đấy. Lướt lại toàn bài một lượt rồi hẵng nộp bài nhé.

Kiềm chế mong muốn ra khỏi phòng thi, hay nộp bài sớm. Nhiều em học sinh mắc hội chứng dây chuyền, thấy bạn bè nộp bài, nôn nóng cũng nộp luôn. Trong khi đó thời gian còn dài để tiếp tục suy nghĩ. Em biết không, đôi khi chỉ 5 - 10 phút cuối lại giúp các em đột phá đấy. Chỉ cần cố gắng bình tĩnh suy nghĩ các em vẫn có cơ hội ghi thêm điểm. Đừng “ham hố” nộp bài sớm rồi hối tiếc!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM