10 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2020 có đáp án chi tiết

Mời các em cùng tham khảo Bộ 10 đề thi giữa HK1 môn Lịch sử lớp 8 có đáp án năm 2020 đã được eLib tổng hợp và biên soạn. Hy vọng rằng những đề kiểm tra dưới đây sẽ giúp các em học sinh ôn tập và nắm vững các kiến thức của bộ môn Lịch sử đã học trong chương trình HK1. Mời các em cùng tham khảo nhé!

10 đề thi giữa HK1 môn Lịch Sử lớp 8 năm 2020 có đáp án chi tiết

1. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 8 – Số 1

TRƯỜNG THCS LÊ CHÂN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 8

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1: Kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

A. Phát triển phồn vinh, trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

B. Suy sụp do bị chiến tranh tàn phá.

C. Phát triển nhưng không ổn định, chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh.

D. Không có thay đổi gì.

Câu 2: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, khối Liên minh bao gồm những nước nào?

A. Anh, Pháp, Mĩ, Nhật.       

B. Anh, Pháp, Mĩ.

C. Anh, Pháp, Nhật.          

D. Đức, Áo – Hung.

Câu 3: Từ 1921 – 1941, nhân dân Xô viết đã hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế và bước vào thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng chính sách gì?

A. Chính sách trưng thu lương thực thừa.      

B. Chính sách cộng sản thời chiến

C. Chính sách kinh tế mới.                  

D. Chính sách mới.

Câu 4: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào khoảng thời gian nào?

A. 1924 - 1929.      

B. 1918 - 1923.        

C. 1929 - 1939.       

D. 1929 - 1933.

Câu 5: Duyên cớ trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Hình thành 2 khối quân sự kình địch nhau, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh.

B. Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc – bi ám sát.

C. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.

D. Mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa trở nên gay gắt.

Câu 6: Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

A. Phát triển phồn vinh, trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

B. Phát triển nhưng không ổn định, chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh.

C. Suy sụp do bị chiến tranh tàn phá.

D. Không có thay đổi gì.

Câu 7: Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra vào khoảng thời gian nào?

A. 1914 - 1916.      

B. 1914 - 1917.       

C. 1914 - 1918.      

D. 1914 - 1915.

Câu 8: Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng gì?

A. Cách mạng vô sản.             

B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. Cách mạng khoa học kĩ thuật.    

D. Cách mạng dân chủ tư sản.

Câu 9: Lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là ai?

A. Các-mác.       B. Vôn-te.       C. Lê-nin.       D. Ăng-ghen.

Câu 10: Để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, Mĩ đã thực hiện chính sách gì?

A. Chính sách quân sự hóa đất nước, phát xít hóa bộ máy thống trị, gây chiến tranh xâm lược.

B. Không phải các đáp án trên.

C. Chính sách kinh tế mới.

D. Chính sách mới.

Câu 11: Cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng gì?

A. Cách mạng khoa học kĩ thuật.   

B. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

C. Cách mạng vô sản.           

D. Cách mạng dân chủ tư sản.

Câu 12: Tên hai khối quân sự kình địch nhau trong chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Khối Hiệp ước và khối NATO.    

B. Khối Liên minh và khối Hiệp ước.

C. Khối Liên minh và khối NATO.   

D. Khối NATO và khối Vac-sa-va.

Câu 13: Ai là người thực hiện cải cách để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế?

A. G. Oa-sinh-ton.

B. Ph. Ru-dơ-ven.

C. Vôn-te

D. Rút-xô.

Câu 14: Hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau khi cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 kết thúc là hai chính quyền gì?

A. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.

B. Phái Gi-rông-đanh và phái Gia-cô-banh.

C. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.

D. Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ.

Câu 15: Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất có gì nổi bật?

A. Không có gì thay đổi, lạc hậu do tàn dư phong kiến còn tồn tại.

B. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

C. Phát triển nhanh chóng.

D. Đạt mức trước chiến tranh.

Câu 16: Khi mới thành lập, Liên xô gồm mấy nước?

A. Bốn      

B. Ba.      

C. Hai.      

D. Một.

Câu 17: Năm 1927, ở Nhật Bản diễn ra sự kiện gì?

A. Khủng hoảng tài chính.                

B. Bạo động lúa gạo.

C. Tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc.   

D. Đảng Cộng sản Nhật Bản ra đời.

Câu 18: Vì sao nền kinh tế Nhật Bản lại sớm rơi vào khủng hoảng?

A. Thảm họa động đất tàn phá; là nước nghèo tài nguyên nên thiếu nguyên liệu sản xuất; thị trường tiêu thụ bị thu hẹp do không cạnh tranh được với các nước châu Âu.

B. Thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.

C. Thảm họa động đất tàn phá.

D. Nghèo tài nguyên, thiếu nguyên liệu sản xuất.

Câu 19: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên xô) được thành lập vào năm nào?

A. 1921.        

B. 1923.       

C. 1924.      

D. 1922.

Câu 20: Kết quả của phong trào đấu tranh chống phát xít hóa ở Nhật là gì?

A. Ngăn chặn được quá trình phát xít hóa diễn ra ở Nhật.

B. Góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật.

C. Thúc đẩy quá trình phát xít hóa ở Nhật diễn ra nhanh hơn.

D. Không có tác dụng gì.

II. Phần tự luận

Câu 1: Vì sao ở nước Nga năm 1917 lại có hai cuộc cách mạng?

Câu 2:

a. So sánh tình hình nước Mĩ và Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

b. Từ tình hình các nước Mĩ và Nhật Bản sau chiến tranh, theo em đất nước ta cần phải rút ra bài học kinh nghiệm gì để xây dựng và phát triển đất nước?

ĐÁP ÁN ĐỀ THI GIỮA HK1 MÔN SỬ - SỐ 1

I.Trắc nghiệm

1C            2D            3C             4D             5B             6A             7C            8D            9C            10D

11B          12B          13B           14C            15A           16A            17A          18A          19D          20B

II. Tự luận:

Câu 1: - Năm 1917, ở Nga diễn ra hai cuộc cách mạng vào tháng Hai và tháng Mười

+ Cách mạng tháng Hai là cuộc cách mạng dân chủ tư sản nhằm lật đổ chế độ Nga hoàng, phản đối chiến tranh đế quốc. Cách mạng kết thúc thắng lợi, chế độ quân chủ chuyên chế bị lật đổ.

+ Sau cách mạng tháng Hai, ở Nga hai chính quyền song song tồn tại, mâu thuẫn nhau(chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân, binh lính.

là Trước tình hình này, Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng, dùng bạo lực lật đổ chính phủ lâm thời. Đó là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười Nga.

Câu 2: * So sánh tình hình Nhật Bản, Mĩ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới:

- Giống nhau:

+ Là nước thắng trận, nhiều lợi nhuận và cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế.

+ 1929 – 1933, kinh tế suy sụp, chính trị - xã hội bất ổn. do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

- Khác nhau:

+ Giai đoạn đầu sau chiến tranh, kinh tế Mĩ phát triển nhanh chóng, ổn định, bước vào thời kì phồn vinh còn kinh tế Nhật Bản phát triển không ổn định.

+ Để thoát khỏi khủng hoảng, Mĩ thực hiện cải cách kinh tế - xã hội còn Nhật thực hiện quân sự hóa, phát xít hóa chế độ thống trị, gây chiến tranh xâm lược.

* Bài học lịch sử rút ra từ Mĩ, Nhật giữa hai cuộc chiến tranh thế giới đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước của Việt Nam: HS tự rút ra bài học kinh nghiệm lịch sử, ví dụ như:

- Thực hiện cải cách bằng những chính sách phù hợp với đặc điểm và tình hình đất nước.

- Tăng cường hợp tác quốc tế, duy trì ổn định, hòa bình, tránh xung đột để các bên cùng phát triển.

- Ứng dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

- Học tập ý chí, nghị lực vươn lên khó khăn, tính kỉ luật, tiết kiệm và tinh thần tập thể của người Nhật…

2. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 8 – Số 2

TRƯỜNG THCS BẮC HÀ

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 8

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

Phần I. Trắc nghiệm

Câu 1: Để đưa đất nước thoát ra khỏi khủng hoảng, Mĩ đã thực hiện chính sách gì?

A. Chính sách quân sự hóa đất nước, phát xít hóa bộ máy thống trị, gây chiến tranh xâm lược.

B. Chính sách kinh tế mới.

C. Chính sách mới.

D. Không phải các đáp án trên.

Câu 2: Lãnh đạo cuộc cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 là ai?

A. Lê-nin.      

B. Ăng-ghen.       

C. Các-mác.      

D. Vôn-te.

Câu 3: Vì sao nền kinh tế Nhật Bản lại sớm rơi vào khủng hoảng?

A. Thảm họa động đất tàn phá; là nước nghèo tài nguyên nên thiếu nguyên liệu sản xuất; thị trường tiêu thụ bị thu hẹp do không cạnh tranh được với các nước châu Âu.

B. Nghèo tài nguyên, thiếu nguyên liệu sản xuất.

C. Thảm họa động đất tàn phá.

D. Thị trường tiêu thụ bị thu hẹp.

Câu 4: Ai là người thực hiện cải cách để đưa nước Mĩ thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế?

A. G. Oa-sinh-tơn.       

B. Rút-xô.

C. Vôn-te.             

D. Ph. Ru- dơ- ven.

Câu 5: Kinh tế Nhật Bản phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

A. Phát triển phồn vinh, trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

B. Phát triển nhưng không ổn định, chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh.

C. Suy sụp do bị chiến tranh tàn phá.

D. Không có thay đổi gì.

Câu 6: Năm 1927, ở Nhật Bản diễn ra sự kiện gì?

A. Bạo động lúa gạo.          

B. Đảng Cộng sản Nhật Bản ra đời.

C. Khủng hoảng tài chính.      

D. Tiến đánh vùng Đông Bắc Trung Quốc.

Câu 7: Kết quả của phong trào đấu tranh chống phát xít hóa ở Nhật là gì?

A. Ngăn chặn được quá trình phát xít hóa diễn ra ở Nhật.

B. Góp phần làm chậm lại quá trình phát xít hóa ở Nhật.

C. Thúc đẩy quá trình phát xít hóa ở Nhật diễn ra nhanh hơn.

D. Không có tác dụng gì.

Câu 8: Chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra vào khoảng thời gian nào?

A. 1914 - 1915.      

B. 1914 - 1918.       

C. 1914 - 1917.      

D. 1914 - 1916.

Câu 9: Trong chiến tranh thế giới thứ nhất, khối Liên minh bao gồm những nước nào?

A. Đức, Áo – Hung.   

B. Anh, Pháp, Mĩ.     

C. Anh, Pháp, Nhật.  

D. Anh, Pháp.

Câu 10: Liên bang Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết (Liên xô)được thành lập vào năm nào?

A. 1921.           

B. 1923.             

C. 1924.           

D. 1922.

Câu 11: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra vào khoảng thời gian nào?

A. 1918 - 1923.      

B. 1924 - 1929.       

C. 1929 - 1933.     

D. 1929 - 1939.

Câu 12: Duyên cớ trực tiếp dẫn đến chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Mâu thuẫn giữa các đế quốc về thuộc địa trở nên gay gắt.

B. Sự phát triển không đều của chủ nghĩa tư bản.

C. Hình thành 2 khối quân sự kình địch nhau, ráo riết chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh.

D. Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc – bi ám sát.

Câu 13: Tên hai khối quân sự kình địch nhau trong chiến tranh thế giới thứ nhất là gì?

A. Khối Hiệp ước và khối NATO.      

B. Khối Liên minh và khối Hiệp ước.

C. Khối Liên minh và khối NATO.      

D. Khối NATO và khối Vac-sa-va.

Câu 14: Cuộc cách mạng tháng Mười năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng gì?

A. Cách mạng vô sản.              

B. Cách mạng dân chủ tư sản.

C. Cách mạng khoa học kĩ thuật.      

D. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Câu 15: Cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga là cuộc cách mạng gì?

A. Cách mạng xã hội chủ nghĩa.      

B. Cách mạng vô sản.

C. Cách mạng khoa học kĩ thuật.     

D. Cách mạng dân chủ tư sản.

Câu 16: Tình hình sản xuất nông nghiệp ở Nhật Bản sau chiến tranh thế giới thứ nhất có gì nổi bật?

A. Bị chiến tranh tàn phá nặng nề.

B. Không có gì thay đổi, lạc hậu do tàn dư phong kiến còn tồn tại.

C. Phát triển nhanh chóng.

D. Đạt mức trước chiến tranh.

Câu 17: Khi mới thành lập, Liên xô gồm mấy nước?

A. Một        

B. Hai.       

C. Ba.       

D. Bốn.

Câu 18: Hai chính quyền song song tồn tại ở Nga sau khi cuộc cách mạng tháng Hai năm 1917 kết thúc là hai chính quyền gì?

A. Đảng Tự do và Đảng Bảo thủ.

B. Phái Gi-rông-đanh và phái Gia-cô-banh.

C. Chính phủ lâm thời của giai cấp tư sản và các xô viết đại biểu công nhân, nông dân và binh lính.

D. Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ.

Câu 19: Kinh tế Mĩ phát triển như thế nào trong thập niên 20 của thế kỉ XX?

A. Phát triển phồn vinh, trở thành trung tâm công nghiệp, thương mại, tài chính quốc tế.

B. Phát triển nhưng không ổn định, chỉ phát triển trong một vài năm đầu sau chiến tranh.

C. Suy sụp do bị chiến tranh tàn phá.

D. Không có thay đổi gì.

Câu 20: Từ 1921 – 1941, nhân dân Xô viết đã hoàn thành công cuộc khôi phục kinh tế và bước vào thời kì đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng chính sách gì?

A. Chính sách trưng thu lương thực thừa.       

B. Chính sách cộng sản thời chiến

C. Chính sách kinh tế mới.                                  

D. Chính sách mới.

----(Để xem nội dung chi tiết phần tự luận của đề thi số 2 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)----

3. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 8 – Số 3

TRƯỜNG THCS ĐỒNG HÒA

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 8

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

Câu 1. Vì sao việc đánh chiếm pháo đài Ba-xti đã mở đầu cho thắng lợi của cách mạng Pháp?

A. Pháo đài Ba-xti là tượng trưng cho uy quyền của nhà Vua

B. Pháo đài được xây dựng để bảo vệ thành Pa-ri

C. Pháo đài là nơi giam cầm những người chống chế độ phong kiến

D. Chế độ quân chủ chuyên chế bị giáng đòn đầu tiên quan trọng, cách mạng bước đầu thắng lợi và tiếp tục phát triển

Câu 2. Tại sao sau cuộc chiến tranh Trung - Nhật, kinh tế Nhật Bản lại có điều kiện phát triển mạnh mẽ?

A. Trung Quốc trở thành thuộc địa của Nhật.

B. Trung Quốc đồng ý nhường cho Nhật vùng Đông Bắc và Hoa Nam giàu có.

C. Tiền bồi thường và của cải cướp được ở Triều Tiên và Trung Quốc.

D. Nhật Bản được quyền khai thác tài nguyên và tự do buôn bán trên toàn lãnh thổ Trung Quốc.

Câu 3. Ai được coi là linh hồn của Quốc tế thứ nhất?

A. Ăng-ghen

B. Các Mác

C. Tất cả đều đúng

D. Lê-nin

Câu 4. Sau khi bị trục xuất khỏi Đức, năm 1843 Mác đã sang đâu để tiếp tục nghiên cứu và tham gia phong trào cách mạng?

A. Niu- Oóc (Mĩ).

B. Pa-ri (Pháp).

C. Luân-đôn (Anh).

D. Man-che-xtơ (Anh).

Câu 5. Hội nghị 3 đẳng cấp được vua Lu-i XVI triệu tập vào thời gian nào?

A. Ngày 2 - 5 - 1789.

B. Ngày 5 - 5 - 1789.

C. Ngày 4 - 5 - 1789.

D. Ngày 3 - 5 - 1789.

Câu 6. Từ năm 1830 đến 1850, chiều dài đường sắt ở Anh có sự tăng trưởng như thế nào?

A. Từ 1080 km tăng lên 10.000 km.

B. Từ 108 km tăng lên 10.000 km.

C. Từ 18 km tăng lên 1.000 km.

D. Từ 1008 km tăng lên 10.000 km.

Câu 7. Cuộc khởi nghĩa của công nhân dệt ở Sơ-lê-din (Đức) kéo dài trong khoảng thời gian bao lâu?

A. 3 ngày.

B. 7 tháng.

C. 3 tháng.

D. 5 ngày.

Câu 8. Giêm Ha-gri-vơ sáng chế ra máy kéo sợi Gien-ni vào năm nào?

A. Năm 1765.

B. Năm 1774.

C. Năm 1766.

D. Năm 1764.

Câu 9. Cuộc đấu tranh của nhân dân Nê-đéc-lan chống Tây Ban Nha bùng nổ vào thời gian nào?

A. 7-1566

B. 6-1566

C. 10-1566

D. 8-1566

Câu 10. Đại hội thành lập Quốc tế thứ hai đã thu hút

A. gần 700 đại biểu công nhân ở 42 nước.

B. gần 400 đại biểu công nhân ở 22 nước.

C. gần 300 đại biểu công nhân ở 32 nước.

D. gần 500 đại biểu công nhân ở 12 nước.

Câu 11. Lực lượng chính trong cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ trong những năm 1875 - 1885 là

A. nông dân và binh lính.

B. công nhân và tiểu tư sản.

C. công nhân và nông dân.

D. công nhân và binh lính.

Câu 12. Kết quả của cuộc cách mạng Nga năm 1905 - 1907 là

A. thất bại.

B. giành thắng lợi vang dội.

C. giành thắng lợi ở một số địa phương.

D. Nga hoàng nhượng bộ một phần yêu sách của quần chúng.

Câu 13. Khu vực Đông Nam Á có nước nào thoát khỏi tình trạng thuộc địa?

A. Thái Lan

B. Phi-lip-pin

C. In-đô-nê-xi-a

D. Miến Điện

Câu 14. Trong 20 năm đầu (1885-1905), Đảng Quốc đại chủ trương dùng phương pháp gì để đòi chính phủ Anh thực hiện cải cách ở Ấn Độ?

A. Dùng phương pháp đấu tranh chính trị

B. Dùng phương pháp ôn hòa

C. Dùng phương pháp bạo lực

D. Dùng phương pháp thương lượng

Câu 15. Để chiếm được Phi-líp-pin, Mĩ gây cuộc chiến tranh với nước nào?

A. Pháp

B. Bồ Đào Nha

C. Tây Ban Nha

D. Anh

----(Để xem nội dung chi tiết từ câu 15 đến câu 30 của đề thi số 3 vui lòng xem tại online hoặc đăng nhập để tải về máy)---

4. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 8 – Số 4

TRƯỜNG THCS LƯƠNG KHÁNH THIỆN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 8

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

Câu 1. Bốn nước đầu tiên trong Liên bang Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô Viết là:

A. Nga, U-crai-na, Lít-va và Bê-lô-rút-xi-a.

B. Nga, U-crai-na, E-xtô-ni-a và Lít va.

C. Nga, U-crai-na, Bê-lô-rút-xi-a và Ngoại Cáp-ca-dơ.

D. Nga, Bê-lô-rút-xi-a, Ca-dắt-xtan và Ngoại Cáp-ca-dơ.

Câu 2. Sắc lệnh về ruộng đất của chính phủ Xô Viết năm 1917 đã trực tiếp tấn công vào giai cấp nào trong xã hội Nga?

A. Quý tộc phong kiến.

B. Tư sản.

C. Địa chủ tư sản hóa.

D. Địa chủ.

Câu 3. Khó khăn lớn nhất của nước Nga Xô viết từ năm 1918 đến năm 1920 là gì?

A. Nền kinh tế bị kiệt quệ do chiến tranh tàn phá.

B. 14 nước đế quốc cấu kết với bọn phản động trong nước mở một cuộc tiến công vũ trang vào nước Nga.

C. Bọn phản động trong nước ngóc đầu dậy chống chính quyền cách mạng.

D. Chính quyền Xô Viết mới thành lập còn quá non trẻ.

Câu 4. Ý nghĩa quan trọng của việc Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao với các nước tư sản ở châu Âu - Á và Mĩ là:

A. thể hiện đường lối ngoại giao đúng.(1)

B. Tất cả (1), (2), (3) đều đúng.

C. sự thất bại chính sách bao vây của đế quốc.(3)

D. khắng định uy tín càng cao của Liên Xô trên trường quốc tế.(2)

Câu 5. Ai là người kế tục Lê-nin làm nhiệm vụ lãnh đạo công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô?

A. Xta-lin.

B. Brê-giơ-nhép.

C. Khơ-rút-xốp.

D. Gooc-ba-chốp.

----Còn tiếp----

5. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 8 – Số 5

TRƯỜNG THCS VẠN SƠN

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 8

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

Câu 1. Trước khi chiến tranh nổ ra, Đức - Ý - Nhật đã liên kết với nhau như thế nào? Để làm gì?

A. Hình thành khối Liên minh tam giác, chuẩn bi chiến tranh quy mô lớn.

B. Cùng nhau kí hiệp ước chống cộng sản, để đàn áp phong trào trong nước.

C. Cùng nhau rút khỏi Hội quốc liên, tránh sự ràng buộc quốc tế, thuận lợi gây chiến.

D. Hình thành trục Béc-lin - Rô-ma - Tô-ki-ô, tăng cường hoạt động quân sự và gây chiến.

Câu 2. Nước Phát xít nào bị tiêu diệt đầu tiên trong Chiến tranh thế giới thứ hai?

A. Hung-ga-ri.

B. Đức.

C. Nhật.

D. I-ta-li-a.

Câu 3. Thế chiến thứ hai bắt đầu bằng sự kiện nào?

A. Đức thôn tính Tiệp Khấc (03/1939).

B. Ý tấn công vào vùng Bắc Phi của Pháp (08/1939).

C. Đức tấn công vào Liên Xô (0110911939).

D. Đức tấn công bất ngờ vào Ba Lan (01/09/1939).

Câu 4. Hai thành phố nào của Nhật bị Mĩ ném bom nguyên tử, vào thời gian nào?

A. Hi-rô-si-ma và Tô-ki-ô - Ngày 06 và 07/08/1945.

B. Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki - Ngày 06 và 09/08/1945.

C. Hi-rô-si-ma và Na-ga-da-ki - Ngày 06 và 08/08/1945.

D. Hi-rô-si-ma và Ô-sa-ka - Ngày 06 và 07/08/1945.

Câu 5. Hiệp ước không xâm phạm lẫn nhau mang lại điều gì cho Liên Xô?

A. Bảo vệ quyền lợi quốc gia, phân hóa kẻ thù.

B. Không liên quan gì đến Liên Xô.

C. Liên Xô phải chuẩn bị đối phó với nhiều kẻ thù.

D. Anh - Pháp sẽ không đánh mình, chỉ lo đối phó với Đức.

----Còn tiếp----

6. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch sử 8 – Số 6

TRƯỜNG THCS HỢP ĐỨC

ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1

MÔN LỊCH SỬ 8

NĂM HỌC 2020-2021

Thời gian: 45 phút

Câu 1. Vào thập niên 20 của thế kỉ XX, phong trào đấu tranh ở Đông Nam Á có nét gì mới và nổi bật?

A. Giai cấp tư sản thỏa hiệp với đế quốc.

B. Vô sản trưởng thành và lãnh đạo phong trào cách mạng.

C. Phong trào của tư sản lần lượt.thất bại.

D. Chấm dứt vai trò lịch sử của tư sản.

Câu 2. Trong giai đoạn 1926 - 1929, có những cuộc khởi nghĩa nào ở In-đô-nê-xi a?

A. Gia-các-ta và Xu-ma-khơ.

B. Gia-các-ta và Xu-ma-tơ-ra.

C. Gia-các-ta và Gia-va.

D. Gia-va và Xu-ma-tơ-ra.

Câu 3. Giai đoạn 1936 - 1939, mục tiêu đấu tranh ở Lào - Cam-pu-chia là gì?

A. Chống bọn phản động thuộc địa, phát xít và chiến tranh.

B. Chống bọn phản động thuộc địa, chủ nghĩa phát xít.

C. Chống chiến tranh đế quốc và thực dân phản động.

D. Chống chủ nghĩa phát xít và chiến tranh.

Câu 4. Thực chất của chiến tranh Bắc phạt là gì?

A. Chống tập đoàn Tưởng Giới Thạch.

B. Đảng Cộng sản phá vây lên phía Bắc.

C. Tiêu diệt bọn quân phiệt tay sai phương Bắc

D. Chống lại sự xâu xé của đế quốc.

Câu 5. Phong trào Ngũ Tứ diễn ra vào thời gian nào? Tại đâu?

A. 05/04/1919 - Bắc Kinh.

B. 04/05/1919 - Bắc Kinh.

C. 05/04/1920 - Nam Kinh.

D. 04/0511919 - Nam Kinh.

----Còn tiếp----

7. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch Sử 8 số 7

Trường THCS Phù Ninh

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

8. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch Sử 8 số 8

Trường THCS Cao Nhân

Số câu: 20 câu trắc nghiệm, 2 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

9. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch Sử 8 số 9

Trường THCS Mỹ Đồng

Số câu: 30 câu trắc nghiệm

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

10. Đề thi giữa học kì 1 môn Lịch Sử 8 số 10

Trường THCS Tân Dương

Số câu: 3 câu tự luận

Thời gian làm bài: 45 phút

Năm học: 2020-2021

...

---Bấm TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để xem đầy đủ nội dung các đề số 1-10---

Ngày:13/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM