Bài học GDCD 9
Để giúp các em học tập tốt môn GDCD lớp 9, eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô và các em học sinh bộ chủ đề bài giảng chi tiết từ bài 1 đến bài 18. Ở mỗi bài giảng sẽ hướng dẫn cho các em phần đặt vấn đề mở đầu; nội dung tóm tắt lý thuyết từng bài học kèm theo đó là phần giải đáp câu hỏi cuối bài đầy đủ để giúp các em khái quát lại nội dung đã học một cách rõ ràng và khoa học nhất.Mục lục nội dung
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn GDCD 9
2.1. Đọc tên bài và tìm hiểu đề mục chính
2.2. Xác định những nội dung chính
2.3. Chăm chỉ học bài cũ hàng ngày
2.4. Trả lời câu hỏi trong SGK
2.5. Liên hệ với thực tiễn cuộc sống
3. Những lưu ý để học tốt GDCD 9
3.1. Nâng cao tinh thần tự học
1. Giới thiệu bài học GDCD 9
Để hỗ trợ cho việc dạy, học môn GDCD 9 theo chương trình SGK, Elib giới thiệu cho các em cùng quý phụ huynh trọn bộ bài giảng GDCD lớp 9 đầy đủ và chi tiết nhất, nhằm giúp các em hệ thống hóa kiến thức và định hướng phương pháp học tập. Hệ thống bài giảng tổng hợp tất cả 18 bài học trong chương trình GDCD lớp 9 được tóm tắt kiến thức trọng tâm và hướng dẫn giải bài tập chi tiết, cụ thể, dễ hiểu.
Nội dung của từng bài học được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn GDCD 9
Để học giỏi môn GDCD trong nhà trường, các em cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý. Ngoài việc ôn tập và rèn luyện các kiến thức qua Sách giáo khoa, bài viết dưới đây sẽ giúp các em hình dung và dễ dàng tóm tắt những ý chính.
2.1. Đọc tên bài và tìm hiểu đề mục chính
Các em cần nắm được tên bài học hôm nay là gì, và các đề mục chính trong bài học, khi các em nắm được những nội dung này đồng nghĩa với việc đã nắm được "sườn" bài, các nội dung bài học sẽ chỉ xoay quanh để giải quyết làm rõ những nội dung của từng đề mục nhỏ trong bài, hướng đến làm sáng tỏ chủ đề chính là tên bài học.
2.2. Xác định những nội dung chính
Việc các em cần làm tiếp theo đó là lấy bút nhớ gạch chân những nội dung chính trong bài, hay nói cách khác đó là những luận điểm chính trong các phần của bài học đó, đồng thời cũng có thể tìm hiểu qua về nội dung để làm sáng tỏ cho luận điểm.
2.3. Chăm chỉ học bài cũ hàng ngày
Nhiều bạn học sinh vì chưa đánh giá hết tầm quan trọng của môn học cho nên thường bỏ bê việc học môn này, thường thì chỉ nghe giảng trên lớp cho rằng như vậy là đủ, về nhà lại học những môn khác, cho nên hầu hết học sinh không nắm được kiến thức và cho rằng môn học khó là vì thế, nếu các emchịu bỏ ra chỉ từ 30 đến 45 phút là đã mang lại hiệu quả hoàn toàn khác, như các em biết những kiến thức nào dễ liên hệ sẽ nhớ rất nhanh, cho nên các em hãy bớt chút thời gian để học tập cho tốt nhé.
2.4. Trả lời câu hỏi trong SGK
Việc các em cần làm hàng ngày là làm bài tập ở cuối sách, bao gồm cả bài tập lý thuyết và trắc nghiệm và có cả bài tập tình huống xoay quanh nội dung bài học, đây là cách để tổng hợp lại kiến thức trong bài và giúp các em có kỹ năng vận dụng giải quyết.
2.5. Liên hệ với thực tiễn cuộc sống
GDCD chuyên về các nội dung như đạo đức, pháp luật, những kiến thức về cuộc sống, cách trở thành người công dân có ích cho xã hội, những nội dung này rất gần gũi trong hàng ngày, vì thế để có thể hiểu được lý thuyết của bài cũng như để nhớ lâu các em có thể liên hệ ngay những ví dụ mà gặp được, nhìn được ngay trong đời sống, chẳng hạn khi học về đạo đức, sẽ dạy cho các em biết sống tốt hơn, biết kính trên nhường dưới ngoan ngoãn lễ phép, bạn liên tưởng ngay về nhà bạn đã lễ phép với người trên chưa? có nghe lời ông bà, cha mẹ hay không? ra đường gặp những người hoàn cảnh khó khăn bạn sẽ làm gì?... việc bạn liên hệ thực tế có hiệu quả rất cao trong việc học của các em.
3. Những lưu ý để học tốt môn GDCD 9
3.1. Nâng cao tinh thần tự học
Xây dựng tinh thần tự học tạo cho học sinh thói quen tự lập, tự tìm hiểu thông tin, không lệ thuộc nhiều vào người khác. Trên thực tế, thời gian của 1 tiết học là không đủ để giáo viên truyền đạt hết nội dung kiến thức tiết học. Do đó khi gặp vấn đề nào khó, học sinh tự học phải vận dụng khả năng, kiến thức cùng với thông tin tự tìm tòi được của mình để giải quyết. Điều đó sẽ giúp bản thân nhớ lâu hơn về kiến thức cũng như vấn đề mình tự tìm hiểu. Ngoài ra việc tự học còn giúp các em linh động trong thời gian học, phân chia thời gian học phù hợp với mình.
3.2. Xây dựng nhóm học tập
Học nhóm đang là hình thức học hiện đại được áp dụng rộng rãi, nó rèn luyện cho các em rất nhiều kỹ năng mềm hữu ích như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng lãnh đạo,... Còn về mặt kiến thức, khi học nhóm các em sẽ thu nhận được nhiều ý tưởng cũng như thông tin từ các bạn khác trong nhóm, đẩy nhanh được quá trình học tập, giải quyết vấn đề. Khi học nhóm các em có thể kiểm tra chéo cho nhau để tìm ra và khắc phục những lỗi sai, đồng thời việc học nhóm còn tăng cường tính cạnh tranh trong việc học tập.
3.3. Một số lưu ý khi học các kiến thức SGK
- Phân tích và mô tả được các ví dụ, hình ảnh trong SGK đưa ra.
- So sánh được kiến thức: so sánh giữa các khái niệm, vấn đề nêu ra trong SGK
- So sánh kiến thức giữa sách cơ bản và sách nâng cao trong cùng 1 vấn đề.
- Tham khảo các câu hỏi ở giữa bài học. Vì các câu hỏi này là những câu hỏi mở rộng và liên kết các kiến thức với nhau.
3.4. Một số phương pháp để học GDCD có hiệu quả
- Phân dạng các dạng bài tập lấy ví dụ cho từng bài.
- Thực hành nhiều lần, đi theo cấp độ từ dễ đến khó để tạo thành phản xạ cho các dạng bài.
- Làm các dạng bài tập tích hợp từ đơn giản đến phức tạp.
- Hiểu, nhớ và vận dụng được các công thức giải nhanh trong các bài tập.
- Sau khi luyện xong đề cần phải rút ra được các kỹ năng làm đề. Hiểu được bản chất của từng vấn đề.
Tham khảo thêm
- Bài 10: Lí tưởng sống của thanh niên
- Bài 9: Làm việc có năng suất, chất lượng, hiệu quả
- Bài 8: Năng động, sáng tạo
- Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật
- Bài 7: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc
- Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
- Bài 6: Hợp tác cùng phát triển
- Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
- Bài 5: Tình hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới
- Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân