GDCD 9 Bài 13: Quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế
Bài học giúp học sinh hiểu được khái niệm của kinh doanh, quyền tự do kinh doanh và thuế; đồng thời biết được trách nhiệm của công dân trong kinh doanh. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 9. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đặt vấn đề
a. Hành vi vi phạm của X
- Thuộc lĩnh vực sản xuất, buôn bán.
- Vi phạm về sản xuất, buôn bán hàng giả.
b. Qui định của Nhà nước
- Mức thuế cao là để hạn chế ngành mặt hàng xa xỉ, không cần thiết đối với đời sống của nhân dân.
VD: ô tô, vàng mã lãng phí, rượu tây, thuốc lá ngoại
- Mức thuế thấp là khuyến khích sản xuất, kinh doanh những mặt hàng cần thiết đối với đời sống của nhân dân.
VD: SX quần áo, lúa gạo, lương thực thực phẩm, nước sạch, đồ dùng học tập...
1.2. Nội dung bài học
a. Khái niệm
- Kinh doanh: Là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận.
- Quyền tự do kinh doanh là công dân có quyền lựa chọn hình thức tổ chức kinh tế, ngành nghề và qui mô kinh doanh. Tuy nhiên người kinh doanh phải tuân theo qui định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước...
- Thuế là một phần trong thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để chi têu cho những công việc chung. (như an ninh, quốc phòng, nhà lương cho công chức nhà nước, xây dựng trường học, bệnh viện, làm đường…)
- Thuế có tác dụng ổn định thị trường, điều chỉnh cơ cấu kinh tế, góp phần đảm bảo phát triển kinh tế theo định hướng của nhà nước.
b. Trách nhiệm của công dân
Trách nhiệm của công dân: Công dân phải sử dụng đúng đắn quyền tự do kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế góp phần XD đất nước.
2. Luyện tập
Câu 1: Hãy kể tên một số hoạt động kinh doanh mà em biết.
Gợi ý trả lời
- Kinh doanh hàng dược phẩm;
- Kinh doanh vật liệu xây dựng;
- Kinh doanh hàng hoá mĩ phẩm;
- Kinh doanh lương thực, thực phẩm;
- Kinh doanh sản xuất hàng tiêu dùng;
- Kinh doanh xe đạp, xe gắn máy;
- Kinh doanh hàng điện lạnh...
Câu 2: Trong giấy phép kinh doanh của bà H có 8 loại hàng, nhưng Ban quản lí thị trường kiểm tra thấy trong cửa hàng của bà có bán tới 12 loại hàng. Theo em, bà H có vi phạm quy định về kinh doanh không ? Nếu có thì đó là vi phạm gì ?
Gợi ý trả lời
Bà H đã vi phạm quy định về kinh doanh, bà H đã kinh doanh không đúng mặt hàng ghi trong giấy phép, bà đã vi phạm pháp luật về kinh doanh. Vì, trong giấy phép kinh doanh của mình bà đăng kí 8 mặt hàng nhưng thực tế khi kiểm tra Ban quản lí thị trường phát hiện cửa hành bà có 12 mặt hàng.
Câu 3: Em đồng ý hoặc không đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Hãy giải thích vì sao em đồng ý hoặc không đồng ý.
a) Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp ;
b) Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì ;
c) Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật;
d) Buôn bán nhỏ thì không cần phải kê khai ;
đ) Đóng thuế là góp phần xây dựng đất nước ;
e) Buôn bán phải theo đúng số lượng và mặt hàng đã kê khai.
Gợi ý trả lời
- Em đồng ý với ý kiến: (c), (đ), (e)
Bởi vì những ý kiến đó là thực hiện đúng những quy định của pháp luật về quyền tự do kinh doanh của công dân và nghĩa vụ đóng thuế mà pháp luật quy định.
- Em không đồng ý với ý kiến: (a), (b), (d)
Bởi vì công dân không được phép kinh doanh những mặt hàng Nhà nước cấm; dù buôn bán nhỏ cũng phải đăng kí kinh doanh theo quy định của Nhà nước.
3. Kết luận
Bài học giúp học sinh hiểu được khái niệm của kinh doanh, quyền tự do kinh doanh và thuế; đồng thời biết được trách nhiệm của công dân trong kinh doanh. Qua đó các em rút ra bài học về kinh doanh ở nước ta.
Tham khảo thêm
- doc GDCD 9 Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
- doc GDCD 9 Bài 12: Quyền và nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân
- doc GDCD 9 Bài 14: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân
- doc GDCD 9 Bài 15: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí của công dân
- doc GDCD 9 Bài 16: Quyền tham gia quản lí nhà nước, quản lí xã hội của công dân
- doc GDCD 9 Bài 17: Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc
- doc GDCD 9 Bài 18: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật