Địa lý 7 Bài 26: Thiên nhiên châu Phi
Bài học Địa lý 7 Bài 26 "Thiên nhiên châu Phi" giúp các em bắt đầu làm quen các đặc điểm tự nhiên cơ bản của châu Phi về địa hình, khí hậu cũng như các tài nguyên phong phú của châu lục này.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vị trí địa lý
- Vị trí: từ vĩ tuyến 37°20’B -> 34°52’N
- Phần lớn diện tích nằm trong đới nóng.
- Châu Phi tiếp giáp với các khu vực sau:
- Phía Bắc: Địa Trung Hải
- Phía Tây: Đại Tây Dương
- Phía Đông: Ấn Độ Dương
- Phía Đông Bắc: Biển Đỏ, Châu Á.
- Diện tích: hơn 30 triệu km2
- Đường bờ biển ít bị chia cắt; ít vịnh biển, bán đảo, đảo.
- Hai bán đảo lớn nhất là Ma-đa-ga-xca và Xô-ma-li.
- Kênh đào Xuy- ê là con đường giao thông hàng hải quan trọng của thế giới.
1.2. Địa hình và khoáng sản
- Độ cao: Lục địa Phi như một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m.
- Châu Phi có các dạng địa hình sau:
- Chủ yếu là các sơn nguyên xen bồn địa thấp.
- Ít núi cao và đồng bằng thấp.
- Phía đông có nhiều thung lũng sâu, nhiều hồ hẹp và dài.
- Hướng nghiêng: Đông Nam-Tây Bắc.
- Đặc biệt, châu Phi là nơi có nguồn khoáng sản đa dạng, phong phú:
- Các loại khoáng sản: Dầu mỏ, khí đốt, sắt, vàng, đồng, chì,…
- Phân bố: Ven biển Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi.
2. Luyện tập
Câu 1: Cho biết châu Phi tiếp giáp với các biển và đại dương nào?
Gợi ý trả lời
Phía bắc châu Phi giáp Địa Trung Hải, phía tây giáp Đại Tây Dương, phía đông bắc giáp Biển Đỏ, ngăn cách với châu Á bởi kênh đào Xuy-ê, phía đông nam giáp An Độ Dương.
Câu 2: Lãnh thổ châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào?
Gợi ý trả lời
Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm giữa hai đường chí tuyến
Do đó, châu Phi gần như nằm hoàn toàn trong đới nóng.
Câu 3: Hãy nêu:
a. Các bồn địa và sơn nguyên, các hồ, các dãy núi chính của châu Phi.
b. Hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi.
Gợi ý trả lời
a.
Các bồn địa: Sát, Nin Thượng, Công-gô, Ca-la-ha-ri.
Các sơn nguyên: Ê-ti-ô-pi-a, Đông Phi.
Các hồ: Vích-to-ri-a, Sát, Tan-ga-ni-a.
Các dãy núi chính: At-lat, Đrê-ken-bec
b.
Hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi: Đông nam - tây bắc.
3. Kết luận
Qua bài học này, các em học sinh cần lưu ý các nội dung chính như sau
- Biết được đặc điểm về vị trí địa lí, hình dạng châu Phi.
- Biết đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Phi.
Tham khảo thêm
- doc Địa lý 7 Bài 27: Thiên nhiên châu Phi (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 28: Thực hành: Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi
- doc Địa lý 7 Bài 29: Dân cư, xã hội châu Phi
- doc Địa lý 7 Bài 30: Kinh tế châu Phi
- doc Địa lý 7 Bài 31: Kinh tế châu Phi (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 32: Các khu vực châu Phi
- doc Địa lý 7 Bài 33: Các khu vực châu Phi (tiếp theo)
- doc Địa lý 7 Bài 34: Thực hành: So sánh nền kinh tế của ba khu vực châu Phi