GDCD 6 Bài 5: Tôn trọng kỉ luật

Bài học giúp học sinh hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 6. Mời các em cùng tham khảo!

GDCD 6 Bài 5: Tôn trọng kỉ luật

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Truyện đọc

Giữ luật lệ chung

- Bác Hồ là người tôn trọng kỉ luật chung

+ Bác bỏ dép trước khi vào chùa.

+ Bác đi theo sự hướng dẫn của vị sư.

+ Bác đến mỗi gian thờ và thắp hương giống như mọi người, ko có sự khác biệt, đều tuân theo kỉ luật của nhà Chùa.

+ Chờ đèn xanh bật mới đi tiếp.

+ Bác nói: Phải tuân thủ luật giao thông, ko được bắt người khác ưu tiên cho mình - phải gương mẫu.

- Bác Hồ luôn luôn tôn trọng kỉ luật ở mọi lúc, mọi nơi, chúng ta cần phải học tập và noi theo.

⇒ Ý nghĩa: Ở bất cứ đâu, bất kì địa vị nào chúng ta cũng cần phải tôn trọng kỷ luật chung. Có kỉ luật thì gia đình, nhà trường, xã hội sẽ ổn định và phát triển, mang lại quyền lợi cho con người. giúp chúng ta sống vui vẻ, thanh thản và yên tâm học tập, lao động và vui chơi giải trí...

1.2. Nội dung bài học

a. Khái niệm

Tôn trọng kỉ luật là biết tự giác chấp hành những quy định chung của tập thể, của các tổ chức xã hội ở mọi nơi, mọi lúc.

b. Biểu hiện

- Thể hiện ở việc chấp hành mọi sự phân công của tập thể như lớp học, cơ quan, doanh nghiệp...

- Ví dụ: Đi học đúng giờ, mặc đồng phục đúng quy định, để rác đúng nơi quy định, đèn đỏ dừng lại, không vẽ bẩn lên bàn, lên tường.

c. Ý nghĩa

- Giúp cho gia đình, nhà trường xã hội có kỉ cương, nề nếp, dem lại lợi ích cho mọi người và giúp xã hội tiến bộ.

- Giúp bảo vệ lợi ích của cộng đồng và lợi ích cá nhân.

- Các hoạt động của tập thể, cộng đồng được thực hiện nghiêm túc, thống nhất và có hiệu quả.

2. Luyện tập

Câu 1: Việc thực hiện đúng những quy định chung nói lên đức tính gì của Bác Hồ ?

Gợi ý trả lời

Những việc làm đó chứng tỏ mặc dù là Chủ tịch nước nhưng mọi cử chỉ của Bác Hồ đã thể hiện sự tôn trọng luật lệ chung được đặt ra cho mọi công dân. Những quy định đó không phân biệt trình độ, chức vụ, tuổi tác mà là một công dân thì phải thực hiện.

Câu 2: Có người cho rằng thực hiện nếp sống kỉ luật làm con người mất tự do. Em có đồng ý với ý kiến đó không ? Vì sao ?

Gợi ý trả lời

Em không đồng ý với ý kiến đó, bởi vì: kỉ luật là điều kiện đảm bảo cho mọi người có tự do và được phát triển. Nếu một tập thể làm nhiệm vụ không có tổ chức, kỉ luật, ai muốn làm gì thì làm thì sẽ trở thành hỗn loạn. Trong tình huống ấy, mọi người không thể sống yên ổn mà làm việc được. Nếu trong một tổ chức mọi người biết tôn trọng kỉ luật thì sẽ yên tâm và có tự do để làm việc.

Câu 3: Em hãy kể những việc làm của em và của bạn thể hiện sự tôn trọng kỉ luật.

Gợi ý trả lời

- Giữ gìn, thực hiện nếp sông văn minh nơi công cộng, không hút thuốc lá, không gây mất trật tự, làm mất vệ sinh, vứt rác bừa bãi...

- Đảm bảo đúng nội quy khi đến thăm quan, học tập, vui chơi ở những nơi như bảo tàng, thư viện, công viên, rạp hát, trung tâm văn hóa...

- Bảo vệ môi trường, bảo vệ của công;

- Thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông: đi bên phải không lạng lách đánh võng, đi xe hàng hai hàng ba, đua xe, không vượt đèn đỏ, phải đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông bằng xe gắn máy...

3. Kết luận

Bài học giúp học sinh hiểu thế nào là tôn trọng kỉ luật, ý nghĩa và sự cần thiết phải tôn trọng kỉ luật. Qua đó các em rèn luyện để tôn trọng kỉ luật trong đời sống hằng ngày.

Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM