GDCD 6 Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội

Bài học giúp học sinh hiểu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội, biểu hiện và ý nghĩa của việc tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 6. Mời các em cùng tham khảo!

GDCD 6 Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Truyện đọc

Điều ước của Trương Quế Chi

- Quế Chi là học sinh giỏi toàn diện

+ Từ lớp 1 đến lớp 5 đều đạt học sinh giỏi toàn diện.

+ Dịch truyện từ tiếng Pháp ra tiếng việt.

+ Sáng tác truyện ngắn, làm thơ bằng tiếng Pháp.

- Quế Chi tích cực tham gia các hoạt động do trường, lớp phát động.

+ Sáng lập ra nhóm “Những người nói tiếng Pháp trẻ tuổi của trường”.

+ Tham gia các hoạt động Đội, sinh hoạt tập thể…

⇒ Ý nghĩa: Bên cạnh việc chăm chỉ học tập văn hóa chúng ta cần tích cực tham gia các hoạt động xã hội, giúp chúng ta hoàn thiện bản thân mình hơn.

1.2. Nội dung bài học

a. Khái niệm

- Tích cực là luôn luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập, làm việc và rèn luyện.

- Tự giác là chủ động làm việc, học tập, không cần ai nhắc nhở, giám sát, không do áp lực bên ngoài.

b. Biểu hiện

- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể (những hoạt động do tập thể công đoàn, chi đội, lớp, trường,..tổ chức). 

- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội (những hoạt động có ý nghĩa chính trị xã hội, do các tổ chức chính trị đứng ra tổ chức).

c. Ý nghĩa

- Mở rộng sự hiểu biết về mọi mặt.

- Rèn luyện được kĩ năng cần thiết của bản thân.

- Góp phần xây dựng quan hệ tập thể lành mạnh, thân ái.

- Được mọi người tôn trọng, quý mến.

2. Luyện tập

Câu 1: Tuấn rủ Phương đi xem đá bóng để cổ vũ cho đội của trường. Phương từ chối không đi vì muốn ngủ. Tuấn phải đi rủ các bạn khác.

Em có nhận xét gì về việc làm của Tuấn và sự từ chối của Phương ?

Gợi ý trả lời

- Việc làm của Tuấn thể hiện Tuấn là người có ý thức tập thể, đi cổ vũ cho đội bóng của trường là thể hiện tinh thần đồng đội, tinh thần tập thế và đó cũng là trách nhiệm của mọi người để động viên đội bóng của trường.

- Việc Phương từ chối chứng tỏ Phương là người không có ý thức tập thể, chỉ biết nghĩ về mình. Việc làm của Phương đáng chê trách.

Câu 2: Em hãy nêu những biểu hiện của việc tham gia tích cực hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

Gợi ý trả lời

- Tham gia phong trào văn nghệ, thể dục thể thao của trường.

- Tham gia hoạt động Sao Nhi đồng ở trường tiểu học.

- Hưởng ứng phong trào ủng hộ đồng bào bị thiên tai lũ lụt.

- Tham gia vệ sinh đường phố

Câu 3: Em hãy nêu những biểu hiện của tính tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

Gợi ý trả lời

Những biểu hiện của tính tự giác trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội:

- Cùng các bạn chặt tre, chuẩn bị cổng trại, cắm trại;

- Sau giờ học chăm sóc vườn cây thí nghiệm của trường;

- Tiết kiệm tiền ăn quà sáng ủng hộ đồng bào lũ lụt;

- Đóng góp áo quần ấm ủng hộ đồng bào miền núi

3. Kết luận

Bài học giúp học sinh hiểu được thế nào là tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội, biểu hiện và ý nghĩa của việc tích cực và tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội. Qua đó các em có ý thức lập kế hoạch cân đối giữa nhiệm vụ học tập, tham gia hoạt động tập thể của lớp, của đội và những hoạt động khác và biết tự giác, chủ động, tích cực trong học tập, trong hoạt động tập thể và hoạt động xã hội.

Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM