GDCD 6 Bài 4: Lễ độ
Bài học giúp học sinh hiểu được thế nào là lễ độ; biểu hiện và ý nghĩa của lễ độ trong đời sống hằng ngày. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 6. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Truyện đọc
Em Thủy
- Thủy là người ngoan ngoãn, lễ phép
+ Chào hỏi.
+ Mời vào nhà, lấy ghế cho khách ngồi.
+ Giới thiệu khách với bà, đi pha trà.
+ Rót nước mời bà, rồi mời khách.
+ Xin phép bà nói chuyện với khách.
+ Khách về tiễn ra đến cổng, mời lần sau đến chơi.
- Thủy để lại ấn tượng tốt đẹp với vị khách
⇒ Ý nghĩa: Ngoan ngoãn, lế độ sẽ được mọi người yêu mến và quý trọng. Trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh thì mỗi người phải thể hiện thái độ tôn trọng, lịch sự, biết cư xử đúng mực với các đối tượng khác nhau.
1.2. Nội dung bài học
a. Khái niệm
- Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.
- Lễ độ thể hiện sự tôn trọng, quý mến của mình đối với mọi người.
b. Biểu hiện
- Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác.
- Biết chào hỏi, thưa gửi, cám ơn, xin lỗi...
c. Ý nghĩa
- Lễ độ là biểu hiện của người có văn hóa, có đạo đức.
- Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn.
- Góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ.
d. Cách rèn luyện
- Học hỏi các quy tắc ứng xử, cách cư xử có văn hoá.
- Tự kiểm tra hành vi thái độ của bản thân và có cách điều chỉnh phù hợp.
- Tránh xa và phê phán thái độ vô lễ.
2. Luyện tập
Câu 1: Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Thuỷ trong truyện ?
Gợi ý trả lời
- Thuỷ nhanh nhẹn, khéo léo, lịch sự khi tiếp khách.
- Thuỷ biết tôn trọng bà và khách.
- Thuỷ đã làm vui lòng khách và để lại ấn tượng tốt đẹp.
Câu 2: Bạn Thanh có mẹ là giám đốc doanh nghiệp. Một hôm đi học về, Thanh rẽ vào cơ quan của mẹ để lấy chìa khoá. Khi đi qua cổng, chú bảo vệ gọi Thanh lại và hỏi : "Cháu muốn gặp ai ?". Bạn Thanh dừng lại và trả lời : "Cháu vào chỗ mẹ cháu ! Thế chú không biết cháu à ?"
- Theo em, tại sao chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy ?
- Em có nhận xét gì về cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh ?
- Nếu em là Thanh thì em sẽ nói như thế nào với chú bảo vệ ?
Gợi ý trả lời
- Chú bảo vệ gọi bạn Thanh lại và hỏi như vậy là vì:
Bạn Thanh vào cổng, không chào hỏi và không xin phép chú bảo vệ để vào cổng cơ quan
- Cử chỉ và cách trả lời của bạn Thanh là thiếu lễ phép, nói cộc lốc khi người lớn hỏi với thái độ ngông nghêng, coi thường chú bảo vệ.
- Nếu em là Thanh, khi vào cổng em sẽ xuống xe chào chú bảo vệ, sau đó giới thiệu mình, nêu lí do mình đến cơ quan tìm mẹ và xin phép chú bảo vệ cho mình được vào gặp mẹ.
Câu 3: Em hiểu thế nào là : "Tiên học lễ, hậu học văn" ?
Gợi ý trả lời
Chữ “lễ” ở đây theo nghĩa rộng là lễ độ, đạo đức, học đạo làm người trước rồi mới học kiến thức văn hóa, kiến thức khoa học sau.
3. Kết luận
Bài học giúp học sinh hiểu được thế nào là lễ độ; biểu hiện và ý nghĩa của lễ độ trong đời sống hằng ngày. Qua đó các em học được cách rèn luyện để trở thành một người sống có lễ độ đối với người khác.
Tham khảo thêm
- doc GDCD 6 Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể
- doc GDCD 6 Bài 2: Siêng năng, kiên trì
- doc GDCD 6 Bài 3: Tiết kiệm
- doc GDCD 6 Bài 5: Tôn trọng kỉ luật
- doc GDCD 6 Bài 6: Biết ơn
- doc GDCD 6 Bài 7: Yêu thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên
- doc GDCD 6 Bài 8: Sống chan hòa với mọi người
- doc GDCD 6 Bài 9: Lịch sự, tế nhị
- doc GDCD 6 Bài 10: Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội
- doc GDCD 6 Bài 11: Mục đích học tập của học sinh