eLib xây dựng bộ sưu tập tài liệu về Dược lý xoay quanh các vấn đề như: Thuốc đông dược, Dược điển đông dược và các cây vị thuốc giúp chữa bệnh hạ huyết áp, bệnh lỵ, bệnh phụ nữ và cầm máu....Hi vọng sẽ trở thành nguồn tài liệu hữu ích giúp các bạn sinh viên có thêm kiến thức và kĩ năng phục vụ cho nhu cầu học tập trong chuyên ngành Dược học. Ngoài ra còn giúp cho các bác sĩ, dược sĩ có thêm nguồn thông tin để điều chỉnh liều dùng của thuốc chính xác và nhanh chóng hơn.
Cây cỏ sữa có hai loại: cỏ sữa lá lớn và cỏ sữa lá nhỏ. Trong đó, cỏ sữa lá nhỏ (tên khoa học là Euphorbia thymifolia L) là vị thuốc dân gian được dùng phổ biến tại nước ta. Nhờ vào đặc tính kháng khuẩn, chúng có thể ức chế hoạt động của chủng khuẩn lỵ, tụ cầu vàng… nên được dùng để điều trị một số bệnh ngoài da, đường tiêu hóa như lỵ, mụn nhọt, mẩn ngứa. Ngoài ra, thảo dược cũng giúp lợi sữa ở đối tượng phụ nữ đang cho con bú.
Đinh hương là cây gỗ nhỏ thuộc họ Sim, có lá xoan ngọn giáo, gốc ở đảo Molluques cây được nhập trồng từ thế kỷ 18 vào nhiều nước châu Á, châu Phi, được dùng làm thuốc chữa đau bụng, nấc cụt, kích thích tiêu hóa, phong thấp, đau xương, nhức mỏi,... Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.
Đinh công là dây leo to thuộc họ Khoai lang, lá có phiến bầu dục hay xoan ngược, mọc ở vùng núi cao Sapa, tỉnh Lào Cai, có tác dụng tiêu sưng giảm đau, được dùng chữa phong thấp viêm nhức khớp xương, đau dây thần kinh tọa, bại liệt nửa người, té ngã sưng đau. Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Đinh công qua bài viết này nhé.
Cây Ba chẽ còn có tên gọi khác là Đậu bạc đầu, Niễng đực, Ván đất, Tràng quả tam giác. Dược liệu thuộc họ Đậu có tác dụng chữa rắn cắn. Ngoài ra, dược liệu còn có khả năng điều trị bong gân, gãy xương, phù và một số bệnh về xương khớp khác. Cùng eLib.VN tìm hiểu công dụng trong y học của loài cây này qua bài viết dưới đây nhé.
Điều nhuộm là cây gỗ nhỏ, có lá đơn, mềm nhẵn, hình tam giác, gốc ở châu Mỹ nhiệt đới được trồng ở khắp nước ta, có tác dụng bổ huyết trừ lỵ, hạ nhiệt, được dùng làm thuốc tẩy giun, săn da, chữa lỵ, sốt phát ban, sốt rét,... Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Điều đỏ là cây gỗ nhỏ thuộc họ Sim, có lá thuôn ngọn giáo, được trồng rộng rãi ở các xứ nhiệt đới, được dùng để hạ sốt, làm thuốc lợi tiểu, các bệnh về gan, trị sốt phát ban, bệnh aptơ,... Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Điều đỏ qua bài viết này nhé.
Ngoài việc được trồng để lấy bóng mát, cây bàng còn được xem là một loại thảo dược. Nó được dùng để điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau như chữa sốt, trị ghẻ,mụn nhọt, chữa viêm loét dạ dày, tê nhức chân tay… Nếu bạn còn đang băn khoăn cây bàng có tác dụng gì? Những thông tin mà eLib.VN cung cấp sau đây sẽ giúp bạn làm rõ được vấn đề này.
Điền thanh gai là cây thảo cứng hay cây dưới bụi, thuộc họ Đậu, gặp chủ yếu dọc các bờ sông, trong các ruộng có thực bì thoái hoá, được dùng làm thuốc giải nhiệt, điều kinh, trị mụn nhọt, nấm tóc, bệnh ngoài da, các vết thương. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Điền thanh bụi là cây nhỡ thuộc họ Đậu, có lá kép lông chim nhẵn, gặp ở vùng nước lợ, ở những chỗ lầy, dọc sông và trong các lùm bụi, được dùng trị ỉa chảy, kinh nguyệt kéo dài, bệnh ngứa ngáy ngoài da, cụm nhọt và apxe, làm thuốc trục giun. Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.
Cây cẩm xà lặc còn gọi với nhiều tên khác như mỏ quạ, mỏ ó, găng cơm, găng vàng, găng sơn, găng cườm, thiết thỉ mễ. Cây có vị đắng, chát, tính mát tác dụng tan máu bầm, giảm đau cơ khớp, lợi tiểu, điều trị kiết lỵ. Từ lâu, cây găng cơm đã được dùng chữa kiết lỵ, tiêu chảy, sưng tấy, lợi tiểu.
Điên điển đẹp là cây thuộc họ Đậu, thân có lông như tơ, gốc ở châu Phi, được nhập trồng vào nước ta, được dùng trị đau bụng. Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Điên điển đẹp qua bài viết này nhé.
Điên điển là cây dưới bụi hay cây thảo hóa gỗ thuộc họ Đậu, có lá kép lông chim, thường gặp ở đầm lầy, ruộng từ nước lợi đến 500m, từ Hải Hưng đến Cần Thơ, được dùng để đắp mụn nhọt, làm thuốc điều kinh và làm săn da. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Ở ngoài Bắc bạn đã từ nghe tới cây điều nhuộm chưa, chắc hẳn rất ít người miền Bắc biết tới loài cây này. Cây điều nhuộm hay cây ca ri loài cây mọc phổ biến ở các tỉnh miền Nam nước ta, vậy loài cây này có những công dụng gì; mời các bạn cùng eLib.VN tìm hiểu bài viết để biết thêm thông tin nhé.
Địa y phổi là cây thuộc họ Địa y dạng lá, thường gặp trên vỏ các gốc cây, ở rừng thường xanh, vùng núi cao ở Tam Đảo, Sapa, Đà Lạt, được dùng chữa bệnh về đường hô hấp, lao phổi, xuất tiết phế quản. Để nắm được đặc điểm và cách sử dụng của vị thuốc này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết của eLib.VN nhé.
Địa tiền có dạng tán lớn màu xanh tối, mọc ở chỗ ẩm ướt dọc rãnh nước hay ven suối, trên đất ẩm, ruộng ẩm nhiều nơi khắp nước ta, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, được dùng trị bỏng lửa, dao chém, gãy xương, bệnh nấm ngoài da, lở chân. Mời bạn đọc tìm hiểu những thông tin liên quan đến Địa tiền qua bài viết này nhé.
Cây đơn đỏ (Excoecaria cochichinensis Lour) là thảo được được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Dân gian thường dùng phần lá phơi khô làm thuốc điều trị bệnh dị ứng, mụn nhọt, mề đay mẩn ngứa và một số vấn đề đường tiêu hóa, niệu. Để biết được công dụng trong y học của cây đơn đỏ mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Địa phu là cây thảo mọc hằng năm thuộc họ Rau muối, phân nhánh nhiều, nhập trồng làm cây cảnh ở Đà Lạt, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, trợ tim và lợi tiểu, được dùng chữa tiểu tiện đau buốt, bạch đới ngứa ngáy, nổi mẩn, bệnh sởi, ngứa lở ngoài da. Bài viết dưới đây của eLib.VN sẽ cung cấp cho bạn một cái nhìn chi tiết hơn về những lợi ích và cách sử dụng của loại cây này, mời bạn đọc tham khảo.
Địa liền là cây thảo thuộc họ Gừng, sống lâu năm, có thân rễ hình trứng, mọc rải rác ở rừng vùng núi thấp và trung du, và mọc tương đối tập trung ở những rừng khộp họ Dầu ở vùng Tây Nguyên, được dùng trị ăn uống không tiêu, ngực bụng lạnh đau, tê thấp, nhức đầu,... Để biết được công dụng trong y học của cây Địa liền mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.
Cây đơn trắng là một loại cây thuộc họ Cà phê (Rubiaceae) và được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Hé mọ, Bời lời, Lấu,… Theo sự ghi nhận của giới Đông y cổ truyền, cây đơn trắng có vị nhạt, chát, tính bình, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, an thai, bổ gân cốt, hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ, rối loạn tiêu hóa, mẩn ngứa, viêm loét ngoài da, băng huyết, bạch đối ở nữ giới,…
Địa hoàng là cây thảo thuộc họ Hoa mõm sói, sống nhiều năm, có lá phiến hình bầu dục, gốc ở Trung Quốc, được phát triển trồng ở nhiều nơi từ Bắc đến Nam nước ta, được dùng chữa bệnh huyết hư phát nóng, thổ huyết, băng huyết, chảy máu cam, kinh nguyệt không đều, cổ họng sưng đau, đau họng, khí suyễn (khó thở),... Cùng eLib.VN tìm hiểu thông tin về vị thuốc này qua bài viết dưới đây nhé.