Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hà Nội

Luận văn Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hà Nội được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu trong Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hà Nội.

Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hà Nội

1. Mở đầu

1.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn

Nợ xấu là một trong những đề tài rất nóng trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt trong mỗi phiên họp Quốc hội, các đại biểu đều tranh luận rất gay gắt về vấn đề này. Trong khi quản lý nợ xấu chỉ là một phần trong quản trị tín dụng, rủi ro tín dụng và để đi sâu vào việc nghiên cứu quản lý nợ xấu theo tìm hiểu của tác giả, việc nghiên cứu về nợ xấu ở Việt Nam hiện nay chủ yếu được các tác giả tập trung tìm hiểu, nhìn nhận và đánh giá mang tính chất vĩ mô về các Ngân hàng thương mại hoặc một hệ thống Ngân hàng thương mại nhất định.

1.2 Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý nợ xấu, hạn chế nợ xấu có nguy cơ phát sinh và xử lý nợ xấu đã phát sinh là một yêu cầu cấp thiết, có vai trò quan trọng trong toàn bộ hoạt động của NHCT Việt Nam nói chung và của NHCT Việt Nam – Chi nhánh TP. Hà Nội nói riêng. Chính vì vậy, tôi đã chọn đề tài cho luận văn tốt nghiệp của mình là: “Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hà Nội”.

1.3 Mục tiêu của đề tài 

 Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý nợ xấu trong Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hà Nội.

1.4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài

Đối tượng nghiên cứu của luận văn: là lý luận và thực tiễn quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hà Nội. 

Phạm vi nghiên cứu của luận văn: Hoạt động quản lý nợ xấu của Ngân hàng Thương Mại Cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hà Nội trong vòng 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015 bao gồm các hoạt động như: Cảnh báo việc chấm điểm tín dụng đối với khách hàng, thông báo việc khách hàng có khoản nợ được phân loại nợ nhóm cao hơn tại TCTD khác, cảnh báo nợ đối với các phòng phát sinh nợ xấu, xử lý nợ...

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Phương pháp thống kê, thu thập, phân tích tổng hợp,so sánh, nghiên cứu tình huống

Phương pháp lịch sử, logic

1.6 Ý nghĩa hoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Nghiên cứu sẽ xác định vấn đề quản lý nợ xấu của Vietinbank chi nhánh TP. Hà Nội trên cơ sở các vấn đề lý luận như nợ xấu là gì, nguyên nhân của nợ xấu, tác động tiêu cực của nợ xấu, các chỉ tiêu đo lường nợ xấu.

Quản lý nợ xấu là vấn đề không mới ở Việt Nam nhưng tương đối nhạy cảm trong xã hội, do vậy chưa có nhiều người nghiên cứu từ các tài liệu liên quan cho đến các văn bản pháp qui đề cập đến nội dung này còn hạn chế. 

2. Nội dung

2.1  Tổng quan về nợ xấu, quản lý nợ xấu trong hoạt động của Ngân hàng Thương Mại

  • Tổng quan về tín dụng và rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại
  • Nợ xấu trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng thương mại
  • Quản lý nợ xấu của Ngân hàng thương mại
  • Kinh nghiệm trong quản lý nợ xấu của một số nước và bài học rút ra cho Việt Nam
  • Kết luận chương 1

2.2 Thực trạng quản lý nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hà Nội

  • Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hà Nội
  • Thực trạng tín dụng và nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hà Nội
  • Thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hà Nội
  • Đánh giá chung về thực trạng nợ xấu và quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hà Nội
  • Kết luận chương 2

2.3 Giải pháp hoàn thiện quản lý nợ xấu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hà Nội

  • Định hướng phát triển hoạt động tín dụng và quan điểm hoàn thiện quản lý nợ xấu của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hà Nội
  • Các giải pháp hoàn thiện quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hà Nội
  • Một số kiến nghị

3. Kết luận

Luận văn đã hệ thống hoá và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về nợ xấu và quản lý nợ xấu của ngân hàng thương mại.

Luận văn đã đánh giá thực trạng nợ xấu, quản lý nợ xấu của Vietinbank chi nhánh TP. Hà Nội trong giai đoạn 2013- 2015, trên có sở đó chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.

Luận văn đã đề xuất được các giải pháp nhằm quản lý nợ xấu của Vietinbank chi nhánh TP. Hà Nội trong giai đoạn 2015 - 2020, bao gồm: Hoàn thiện việc nhận diện, đánh giá, phân loại nợ xấu; Hoàn thiện chiến lược và mô hình quản trị rủi ro tín dụng,tổ chức lại bộ máy quản trị rủi ro tín dụng; 

4. Tài liệu tham khảo

Nguyễn Tuấn Anh (2012), Quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP. Hà Nội các năm 2012, 2013, 2014 và năm 2015

Nguyễn Thị Thu Cúc (2015), Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Luận án tiến sỹ Kinh tế, Học viện Tài chính

Đào Ngọc Chuyền, Phạm Thị Ngát (2010), "Một số khó khăn trong xử lý nợ xấu của ngân hàng thương mại", Tạp chí Ngân hàng, (18), tháng 9, tr.49-52

Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 23/2/2016 về tăng cường bảo đảm an toàn và tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, xử lý nợ xấu

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:29/07/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM