Thuốc Hoanidol - Điều trị rối loạn chuyển hóa canxi

Thuốc Hoanidol được dùng trong điều trị các bệnh gây ra bởi rối loạn chuyển hóa calci dẫn đến giảm sự tổng hợp nội sinh vitamin D3. Để hiểu rõ hơn về tác dụng của thuốc cũng như cách sử dụng và những thận trọng khi dùng eLib mời các bạn cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây

Thuốc Hoanidol - Điều trị rối loạn chuyển hóa canxi

Hoạt chất: Alfacalcidol

Tên biệt dược: Hoanidol

1. Tác dụng của thuốc Hoanidol

Tác dụng của thuốc Hoanidol là gì?

Hoanidol được chỉ định trong điều trị các bệnh do rối loạn chuyển hóa canxi dẫn đến giảm sự tổng hợp nội sinh của 1,25–dihydroxy vitamin D3, bao gồm:

Bệnh loạn dưỡng xương do thận; Cường cận giáp thứ phát (liên quan đến các bệnh về xương); Suy cận giáp hoặc giả suy cận giáp; Giảm calci huyết hoặc còi xương ở trẻ sơ sinh; Còi xương hoặc nhuyễn xương do suy dinh dưỡng; Bệnh còi xương hoặc loãng xương phụ thuộc vitamin D; Giảm phosphat huyết gia đình (còi xương hoặc loãng xương kháng vitamin D).

2. Liều dùng thuốc Hoanidol

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Thuốc Hoanidol có liều dùng như thế nào?

Liều khởi đầu cho tất cả các chỉ định:

Người lớn: 1mcg (tương đương 2 viên Hoanidol)/ngày. Người cao tuổi: 0,5mcg/ngày. Trẻ sơ sinh và trẻ sơ sinh thiếu tháng: 0,05–0,1mcg/kg/ngày. Trẻ em có trọng lượng dưới 20kg: 0,05mcg/kg/ngày. Trẻ em có trọng lượng trên 20kg: 0,1mcg/kg/ngày.

Điều chỉnh liều hàng ngày và duy trì:

Sau đó, liều alfacalcidol được điều chỉnh theo các chỉ số sinh hóa để tránh tình trạng tăng canxi huyết. Liều dùng hàng ngày có thể tăng thêm từ 0,25–0,5mcg/ngày. Khi liều alfacalcidol được thiết lập ổn định, cần kiểm tra nồng độ canxi huyết, phospho, creatinin mỗi 2–4 tuần. Hầu hết người lớn đều đáp ứng ở liều 1–3mcg/ngày. Khi đạt được hiệu quả điều trị có thể giảm liều và dùng liều duy trì trong khoảng 0,25–1mcg/ngày.

3. Cách dùng thuốc Hoanidol

Bạn nên dùng thuốc Hoanidol như thế nào?

Thuốc Hoanidol được dùng đường uống. Chỉ sử dụng thuốc này khi có chỉ định từ bác sĩ.

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Trước hết, bạn nên ngừng sử dụng thuốc nếu thấy tình trạng quá liều và điều trị các triệu chứng như uống nhiều nước và truyền dịch. Nếu cần, có thể dùng corticosteroid hoặc các thuốc khác, đặc biệt là các thuốc lợi tiểu tăng thải canxi như furosemid, axit ethacrynic để giảm nồng độ canxi trong huyết thanh. Bạn có thể trải qua lọc máu nhân tạo hoặc thẩm tách màng bụng để thải trừ calci tự do ra khỏi cơ thể.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn nhớ ra trong vòng 12 giờ sau thời gian dùng thuốc theo liệu trình, bạn nên uống thuốc ngay và uống liều kế tiếp vào thời điểm đúng theo liệu trình.

Nếu bạn nhớ ra sau 12 giờ so với thời điểm dùng thuốc theo liệu trình, bạn nên uống liều kế tiếp vào thời điểm dùng thuốc theo liệu trình và không được uống gấp đôi liều quy định.

4. Tác dụng phụ của thuốc Hoanidol

Bạn có thể gặp phải tác dụng phụ nào khi dùng thuốc Hoanidol?

Các tác dụng không mong muốn thường gặp nhất là tăng canxi huyết và dị ứng.

Các triệu chứng của tăng canxi huyết bao gồm:

Tiểu nhiều, khát nhiều Khô miệng Đau cơ và xương, suy nhược Đau đầu Buồn nôn Táo bón

Tình trạng tăng canxi huyết sẽ được cải thiện nhanh chóng bằng việc ngừng thuốc cho tới khi nồng độ canxi huyết trở lại bình thường (khoảng 1 tuần) sau đó dùng lại với liều bằng một nửa liều trước đó.

Một số tác dụng phụ khác hiếm gặp hơn như:

Tăng canxi huyết và tăng phosphat huyết Ngứa, phát ban, mề đay Suy thận, canxi thận

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy thông báo ngay cho bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

5. Thận trọng/Cảnh báo khi dùng thuốc Hoanidol

Khi sử dụng thuốc Hoanidol, bạn nên lưu ý những gì?

Khi điều trị với alfacalcidol, bạn nên kiểm tra nồng độ calci, phosphat, creatinin thường xuyên, đặc biệt là ở trẻ em, người bệnh suy thận và người dùng thuốc liều cao. Ngoài ra, sử dụng thuốc Hoanidol thận trọng trong những trường hợp sau:

Người bệnh đang dùng glycosid tim vì tăng canxi huyết sẽ gây loạn nhịp tim. Người bị sỏi thận.

Để duy trì nồng độ phosphat huyết ở mức chấp nhận được trên những người bệnh bị loãng xương do thận, chất liên kết với phosphat có thể được sử dụng.

Lưu ý, thuốc có chứa sorbitol nên những người có vấn đề di truyền hiếm gặp không dung nạp fructose thì không nên sử dụng. Chống chỉ định cho những người tăng canxi huyết hay mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Hoanidol trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Thời kỳ mang thai:

Chưa có đầy đủ dữ liệu nghiên cứu về tính an toàn của alfacalcidol trên phụ nữ có thai. Vậy nên, bạn chỉ sử dụng thuốc trong khi mang thai khi bác sĩ đánh giá đây là điều trị cần thiết và không có phương pháp thay thế khác tốt hơn.

Thời kỳ cho con bú:

Alfacalcidol được tìm thấy trong sữa mẹ và có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi calci ở trẻ sơ sinh bú sữa mẹ. Do đó, bạn nên ngưng cho con bú khi đang sử dụng thuốc.

Khả năng vận hành máy móc, tàu xe:

Thuốc có tác dụng không mong muốn là gây đau đầu, chóng mặt nên cần thận trọng khi đang lái xe và vận hành máy móc.

6. Tương tác thuốc với Hoanidol

Thuốc Hoanidol có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc Hoanidol có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể gây tương tác với Hoanidol bao gồm:

Cholestyramin Thuốc lợi tiểu thiazid Phenobarbital Phenytoin Glycosid trợ tim Thuốc kháng axit chứa magiê

Thuốc Hoanidol có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Hoanidol?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

7. Bảo quản thuốc Hoanidol

Bạn nên bảo quản thuốc Hoanidol như thế nào?

Bảo quản trong bao bì kín, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ẩm và ánh sáng.

8. Dạng bào chế của thuốc Hoanidol

Thuốc Hoanidol có dạng và hàm lượng như thế nào?

Thuốc Hoanidol được bào chế dưới dạng viên nang mềm. Mỗi viên nang chứa 0,5mcg hoạt chất alfacalcidol.

Trên đây là một số thông tin cơ bản. Các bạn có thể tham khảo bài viết để hiểu rõ hơn về thuốc. Nhưng lời khuyên cho các bạn nên nghe lời tư vấn của bác sĩ để sử dụng thuốc một cách an toàn nhất.

Ngày:25/09/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM