Bệnh cứng hàm - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
Cứng hàm là tính trạng các cơ nhai của hàm co lại và đôi khi bị viêm, khiến người bệnh không thể mở miệng hoàn toàn. Vậy nguyên nhân của cứng hàm là gì? Làm thế nào để điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục nội dung
1. Tìm hiểu chung
Cứng hàm là gì?
Cứng hàm là tình trạng các cơ nhai của hàm co lại và đôi khi bị viêm, khiến người bệnh không thể mở miệng hoàn toàn.
Khi không thể mở to miệng, bạn có thể gặp nhiều vấn đề, như khó khăn khi ăn uống, nuốt, vệ sinh răng miệng hoặc nói chuyện.
Thực tế, cứng hàm không phải là tình trạng phổ biến, nhưng một số đối tượng sẽ có nguy cơ cao bị tình trạng này, chẳng hạn như:
- Người vừa mới nhổ răng khôn ;
- Người mắc ung thư liên quan đến các cấu trúc miệng ;
- Người từng trải qua phẫu thuật hoặc xạ trị ở đầu hoặc cổ.
2. Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng cứng hàm là gì?
Triệu chứng rõ nhất của tình trạng hàm cứng là miệng không thể mở to được. Ngoài ra, người bệnh cũng có các dấu hiệu sau:
- Đau ở hàm, cho dù không có chuyển động hàm ;
- Gặp khó khăn hoặc không thoải mái khi thực hiện các hoạt động liên quan đến mở to miệng, như đánh răng hoặc ăn Không thể nhai hoặc nuốt một số món ăn nhất định;
- Đau thắt trong hàm.
3. Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây cứng hàm?
Cứng hàm có thể xảy ra khi có tổn thương hoặc chấn thương ở các cơ hàm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do:
Chấn thương
Các chấn thương ở hàm, như gãy xương hàm, có thể khiến hàm cứng để xương phục hồi.
Nhổ răng
Bất kì loại nhổ răng nào, như nhổ răng khôn, cũng có thể khiến hàm bị cứng. Việc nhổ bỏ răng có thể gây nhiễm trùng và khiến hàm duỗi quá mức và cứng.
Ngoài ra, hàm cũng có thể bị cứng do kim tiêm vô tình làm tổn thương các mô xung quanh.
Rối loạn khớp thái dương hàm
Rối loạn khớp thái dương hàm có thể gây cứng và đau ở khu vực này. Rối loạn này có thể xảy ra do:
Chấn thương Viêm khớp Di truyền Các thói quen liên quan đến căng thẳng, như nghiến răng
Theo các nghiên cứu, có tới 11,2% người bị rối loạn khớp thái dương hàm gặp khó khăn khi mở to miệng.
Xạ trị ung thư ở đầu hoặc cổ họng
Một số khối u ở cổ họng có thể ảnh hưởng các chức năng của hàm và khiến khu vực này tê cứng. Tuy nhiên, việc xạ trị ung thư ở đầu và cổ là nguyên nhân phổ biến làm hàm bị cứng. Điều này có thể gây tổn thương và dẫn đến hình thành mô sẹo xung quanh khớp hàm.
4. Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào giúp chẩn đoán cứng hàm?
Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra y tế kỹ lưỡng, đặc biệt là tìm kiếm các dấu hiệu ung thư miệng, bất thường xương và khớp hoặc mô bất thường nào khác trong hàm có thể dẫn đến cứng hàm. Họ cũng sẽ:
Đo độ rộng của miệng mà bạn có thể mở Hỏi về bất kỳ phương pháp điều trị hoặc thủ thuật nha khoa gần đây Hỏi về bất kỳ chấn thương nào có thể xảy ra với hàm, ví dụ như tai nạn giao thông hoặc chấn thương thể thao Hỏi về bất kỳ tiền sử phẫu thuật hoặc xạ trị ở khu vực đầu và cổ của bạn Yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh như chụp CT hoặc quét MRI để giúp xác định xem tình trạng cứng hàm có xuất phát từ một vấn đề với khớp hoặc mô không
Những phương pháp nào giúp điều trị cứng hàm?
Cứng khớp hàm thường là tạm thời nhưng điều trị sớm thì cơ hội phục hồi càng cao. Một số phương pháp điều trị bao gồm:
Sử dụng một thiết bị kéo duỗi hàm có thể giúp tăng độ mở miệng từ 5-10 mm. Thuốc. Bác sĩ có thể đề nghị hoặc kê toa thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau hoặc thuốc chống viêm. Trong một nghiên cứu, những người đã sử dụng thuốc chống viêm là prednisone (glucocorticosteroid) và diclofenac (thuốc chống viêm không steroid) sau khi nhổ răng khôn ít bị cứng hàm hơn so với người chỉ dùng thuốc prednisone. Vật lý trị liệu bao gồm mát xa và kéo duỗi hàm. Thay đổi chế độ ăn, chủ yếu là thức ăn mềm, cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.
5. Phòng ngừa
Những biện pháp nào giúp phòng ngừa cứng hàm?
Bên cạnh các biện pháp y tế, một số phương pháp tại nhà có thể giúp giảm hoặc phòng ngừa tình trạng này, chẳng hạn như:
- Massage ;
- Di chuyển hàm từ trái sang phải, giữ trong vài giây và sau đó di chuyển từ phải sang trái.;
- Di chuyển hàm thành vòng tròn. Tạo 5 vòng tròn bên trái và 5 vòng tròn bên phải. Mở miệng rộng hết mức có thể, giữ vị trí này để kéo duỗi hàm trong vài giây. Kéo giãn cổ. Tránh nghiến chặt hàm hoặc nghiến răng.
Với những thông tin trên đây về bệnh cứng hàm, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm hiểu biết trong việc tìm hiểu và điều trị bệnh.
Tham khảo thêm
- doc Bệnh nhiệt miệng - triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh bạch sản - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh tay chân miệng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh cứng lưỡi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm tuyến nước bọt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng miệng bỏng rát - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh hôi miệng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh loét miệng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lưỡi bản đồ - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh lưỡi lông đen - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh viêm lưỡi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh khô miệng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng nấm candida miệng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng liken phẳng ở miệng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư tuyến nước bọt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư môi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư miệng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh ung thư lưỡi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Hội chứng nứt lưỡi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh nhiệt miệng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh vàng lưỡi - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị
- doc Bệnh u tuyến nước bọt - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị