Bệnh hôi miệng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

Bệnh hôi miệng là tình trạng sức khỏe phổ biến, gần như bạn có thể bắt gặp ít nhất 1 hay 2 người mắc chứng hôi miệng, thậm chí chính mình cũng có bệnh mà không biết. Tham khảo bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về bệnh lý này nhé!

Bệnh hôi miệng - Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị

1. Tìm hiểu chung

Bệnh hôi miệng là tình trạng sức khỏe phổ biến, gần như bạn có thể bắt gặp ít nhất 1 hay 2 người mắc chứng hôi miệng, thậm chí chính mình cũng có bệnh mà không biết. Việc nhai kẹo cao su bạc hà hay xịt thơm miệng cũng chỉ là biện pháp tạm thời và không thể giúp bạn giải quyết vấn đề triệt để.

Bạn có thể được kiểm soát bệnh bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về hôi miệng để biết thêm thông tin chi tiết.

2. Triệu chứng thường gặp

Như tên gọi, triệu chứng cơ bản của bệnh chính là hơi thở có mùi khó chịu.

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

3. Nguyên nhân gây bệnh

Bên cạnh việc vệ sinh, những nguyên nhân gây hôi miệng bao gồm:

Khô miệng: ít nước bọt; Nhiễm khuẩn: sâu răng, bệnh về nướu, bệnh về miệng, viêm xoang, viêm amidan và viêm họng; Tình trạng sức khỏe: ung thư hoặc hội chứng chuyển hóa, ví dụ như bệnh trào ngược dịch dạ dày.

4. Nguy cơ mắc phải

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc  bệnh bao gồm hút thuốc, thức ăn và khô miệng.

5. Điều trị hiệu quả

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh hôi miệng?

Thông thường, rất khó để có thể tự biết hơi thở của mình hôi như thế nào, vì vậy bạn sẽ cần hỏi một ai đó để đánh giá tình trạng hơi thở của mình.

Những phương pháp nào giúp điều trị bệnh hôi miệng?

Trong phần lớn các trường hợp, bệnh sẽ tự khỏi khi bạn thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng như đánh răng thường xuyên hơn, đặc biệt là ở nướu và lưỡi, dùng chỉ nha khoa và uống nhiều nước hơn. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện, bạn hãy đến gặp nha sĩ để tìm ra nguyên nhân sâu xa.

Tùy thuộc vào nguyên nhân mà bác sĩ sẽ giúp bạn lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Nếu hôi miệng do tình trạng sức khỏe khác gây ra, bạn chỉ cần điều trị nguyên nhân để hết hôi miệng. Nha sĩ sẽ chỉ định nước súc miệng và kem đánh răng kháng khuẩn để làm giảm vấn đề hôi miệng.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp

Để tránh hôi miệng, bạn nên áp dụng thói quen vệ sinh răng miệng như đánh răng ngay sau khi ăn. Dùng chỉ nha khoa sẽ giúp bạn lấy hết những mảnh thức ăn dính trong các kẽ răng mà mình không thể loại bỏ bằng đánh răng. Bạn cũng đừng quên vệ sinh lưỡi khi chải răng vì đây là nơi có rất nhiều vi khuẩn. Sau đây là một số mẹo nhỏ giúp bạn cải thiện hơi thở cũng như sức khỏe nói chung:

Không hút thuốc; Uống nhiều nước; Nhai kẹo cao su không đường để kích thích tiết nước bọt; Hạn chế tiêu thụ thức ăn chứa đường; Tránh một số thức ăn gây mùi như hành tỏi; Thay bàn chải lông mềm 3 hoặc 4 tháng một lần sau khi sử dụng.

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh hôi miệng, hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn trong quá trình tìm hiểu và điều trị bệnh!

Ngày:08/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM