Tiểu luận Thương mại

Chuyên mục Tiểu luận thương mại được eLib chia sẻ sau đây tổng hợp các tiểu luận về kinh tế thương mại, kinh tế đối ngoại, kinh tế quốc tế, đầu tư quốc tế cho các bạn sinh viên ngành thương mại tham khảo để làm tiểu luận cho các môn học của mình một cách tốt nhất. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Tiểu luận là gì?

Tiểu luận là một bài viết dưới dạng văn bản để nêu lên về một nghiên cứu, một quan điểm hoặc một phát hiện nào đó về một chủ đề mà tác giả đang muốn trình bày.

  • Tiểu luận môn học thường có độ dài khoảng 5-25 trang, tùy vào quy định của trường hoặc của giảng viên trực tiếp giảng dạy môn học của bạn.
  • Tiểu luận tốt nghiệp thì thường sẽ dài hơn, khoảng 30-50 trang tùy theo yêu cầu, đây là một dạng của luận văn tốt nghiệp nhưng yêu cầu đơn giản hơn nên gọi là tiểu luận.

Nhiệm vụ của một bài tiểu luận là phải nêu lên được vấn đề, phân tích vấn đề và trình bày những kết quả mới mà người viết phát hiện được, hay ý kiến, quan điểm, kết luận của người viết. Nó cũng tương tự nhưng một bài làm văn thời phổ thông của bạn vậy, bạn phải nêu ra được vấn đề và quan điểm của bạn, hướng giải quyết vấn đề đó. Nó khác hơn so với bài làm văn ở chỗ là đề tài tự bạn đưa ra, có thể dễ hơn hoặc khó hơn đó là tùy theo cách chọn tên đề tài của bạn.

Quy định chung về trình bày tiểu luận, một tiểu luận khoa học không thể trình bày một cách ngẫu hứng theo sở thích của tác giả mà phải theo những quy chuẩn chung về kích cỡ chữ, tiêu đề, khoảng cách giữa các dòng, kiểu chữ, canh lề, trình bày lời cảm ơn, trích dẫn, ghi chú, tài liệu tham khảo...

2. Phương pháp chọn đề tài tiểu luận

Khi mà bạn phải cố gắng tìm một chủ đề trong lĩnh vực mà trước giờ chưa được nghiên cứu kỹ càng. Và bạn biết người chấm điểm không hề hứng thú với việc đọc một đề tài chỉ đơn giản là nhắc lại những thông tin có sẵn. Họ muốn sinh viên của mình mang đến những bước tiến mới và đưa ra những lập luận của mình về chủ đề đó. Bạn sẽ dễ bị mất phương hướng trong quá trình nghiên cứu nếu không có kế hoạch và phương pháp lập luận rõ ràng trước.

Cách đặt đề tài cho bài tiểu luận phù hợp: Để có đề tài tiểu luận tốt, bạn nên đọc những đề tài bạn cảm thấy hứng thú và nghĩ là đủ tự tin để đưa ra những biện luận về nó. Bạn tự nhìn nhận xem sở thích và điểm mạnh của bản thân về dạng đề tài như thế nào, tiếp theo nữa là GVHD của bạn thường hay đề cập đến những vấn đề gì thì đó cũng là một cơ sở để bạn chọn ra một tên đề tài tiểu luận phù hợp. Sau đó bắt đầu viết càng sớm càng tốt, trước hết là vạch ra ý tưởng và nghĩ đến những hướng chính mà bạn muốn dẫn dắt chủ đề. Và đừng quên quản lý thời gian là điều rất quan trọng nếu bạn không muốn lỡ hạn nộp bài.

3. Cấu trúc chuẩn của một bài tiểu luận

Cấu trúc một bài tiểu luận hoàn chỉnh gồm có 3 phần:

Mở đầu:

  • Định hướng người đọc
  • Nhận diện trọng tâm/mục đích
  • Giới hạn phạm vi
  • Chỉ ra ý chính của toàn bài

Nội dung:

Câu chủ đề 1:

  • Thông tin nhằm chứng minh/hỗ trợ
  • Câu kết luận 1

Câu chủ đề 2:

  • Thông tin nhằm chứng minh/hỗ trợ
  • Câu kết luận 2

Câu chủ đề 3:

  • Thông tin nhằm chứng minh/hỗ trợ…
  • Câu kết luận 3

Kết thúc:

  • Nhắc lại ý chính của toàn bài
  • Tóm tắt những luận điểm

Mỗi phần, mục giới thiệu, phần nội dung và kết luận, đều có mục đích cụ thể. Điều này cũng có nghĩa là người đọc sẽ tìm kiếm những đặc điểm mong đợi trong mỗi phần đó. Một bài tiểu luận truyền thống không gồm các đề mục. Ngược lại nó sẽ gồm những đoạn văn, và mỗi đoạn sẽ có ý hoặc mục đích lý luận riêng mà tác giả cần phải làm rõ bằng việc sử dụng những câu chủ đề để chỉ rõ quan điểm của mình. Câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn văn.

Tuy nhiên, các giảng viên đã trở nên linh hoạt hơn trong những tiêu chí đặt ra cho sinh viên và trong một số trường hợp đã cho phép sinh viên sử dụng các đề mục trong những bài tiểu luận của mình. Các bài tiểu luận kiểu này thường được gọi là ‘’tiểu luận theo dạng báo cáo”. Ngoài 3 phần chính,cấu trúc bài tiểu luận phải có: mục lục và tài liệu tham khảo.

Nếu trong bài tiểu luận bạn có sử dụng chữ viết tắt hay biểu đồ thì cần phải thêm: danh mục các chữ viết tắt, danh mục bảng – hình vẽ và mục lục.

4. Nội dung chính của một bài tiểu luận

4.1 Phần mở đầu của tiểu luận

Phần mở đầu của bài tiểu luận cần có những nội dung sau:

Lý do chọn đề tài hoặc tính cấp thiết của đề tài

Trong phần này bạn phải trả lời được câu hỏi: Tại sao bạn lại chọn đề tài này để nghiên cứu? Đề tài này sẽ đáp ứng được những yêu cầu nào của thực tiễn xã hội đặt ra?

Lịch sử nghiên cứu đề tài

Để thực hiện tốt phần này, bạn cũng phải trả lời được những câu hỏi:

  • Từ trước đến nay đã có những công trình nào, những tác giả nào nghiên cứu những vấn đề liên quan đến để tài này chưa?
  • Các công trình ấy đạt được những thành tựu gì và còn vấn đề gì chưa nghiên cứu?
  • Từ đó khẳng định tính cần thiết và cấp thiết của đề tài.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Bạn cần xác định được mục đích nghiên cứu của đề tài và nhiệm vụ của bạn cần làm gì để nghiên cứu đề tài.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

  • Đối tượng nghiên cứu đề tài này là ai? Cái gì?
  • Phạm vi: phạm vi không gian, phạm vi thời gian.

Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

  • Cơ sở lý luận nào để bạn dựa vào đó thực hiện đề tài?
  • Khi bạn trình bày phương pháp nghiên cứu cần phải chỉ rõ các phương pháp nghiên cứu chung của các khoa học xã hội nhân văn và phương pháp đặc thù cho một ngành khoa học cụ thể.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Đóng góp đề tài trong cơ sở lý luận và trong thực tiễn có thể áp dụng được.

Cấu trúc tiểu luận

Bạn cần tóm lược cấu trúc tiểu luận và trình bày thứ tự một cách ngắn gọn.

4.2 Phần nội dung của tiểu luận

Phần nội dung trong cấu trúc bài tiểu luận là nơi mà bạn sẽ phát triển bài viết của mình. Phần này diễn ra trong phạm vi nhiều đoạn văn và mỗi đoạn có sự liên kết trôi chảy với đoạn tiếp theo. Vì vậy, việc sử dụng tốt những câu chủ đề ở đầu các đoạn và cấu trúc đoạn văn chính xác là quan trọng.

Câu đầu tiên của mỗi đoạn, thường được nhắc đến như là câu chủ đề, giới thiệu về đoạn văn bằng cách chỉ ra và tóm tắt những điểm chính trong đoạn văn. Những câu chủ đề thường bao gồm những tín hiệu chuyển đoạn nhằm giúp tạo ra sự chuyển đổi một cách trơn tru từ đoạn văn này sang đoạn kế tiếp. Câu đầu tiên này nên chuyển tải đến người đọc quan điểm mà bạn đang muốn làm rõ và đoạn văn này có liên hệ đến câu hỏi như thế nào. Thực chất, nếu người đọc lướt qua những câu chủ đề, họ nên biết được một phác họa tổng thể về toàn bộ bài luận. Bức phác họa này sẽ cho thấy sự tiến triển logic của những quan điểm mà bạn đang làm rõ. Sự thiếu vắng những câu chủ đề sẽ làm cho người đọc tự hỏi là bạn đang cố gắng diễn đạt điều gì và tại sao lại như vậy, cuối cùng sẽ làm cho người đọc cảm thấy hoang mang.

Việc cắm mốc chỉ đường không chỉ giới hạn đối với những câu chủ đề. Việc cắm mốc trong từng đoạn văn cũng sẽ giúp hỗ trợ người đọc.

Những đoạn văn hiệu quả sẽ có ba tính chất quan trọng:

  • Tính thống nhất: khi chúng tập trung vào một ý chính
  • Thể hiện sự phát triển: diễn ra trong các ý tưởng được tỉ mỉ hóa trong một đoạn văn. Sự tỉ mỉ này thường bao gồm những bằng chứng mà bạn phải thu thập từ nghiên cứu của mình để hỗ trợ cho quan điểm mà bạn đang làm rõ trong đoạn văn
  • Tính chặt chẽ: khi tất cả các thông tin trong đoạn văn có liên hệ và vươn tới những luận điểm mà bạn đang muốn làm rõ.

Thêm vào đó một câu chủ đề và những câu bổ trợ, minh chứng cho câu chủ đề, hay là tập hợp các câu trong một đoạn văn, thường đi kèm với một câu kết luận. Câu chủ đề giới thiệu về đoạn văn, và câu kết luận tóm tắt nó. Tuy nhiên, câu kết này không quá cần thiết. Điều quan trọng là sự chuyển từ một đoạn văn sang đoạn tiếp theo phải có tính logic và được đánh dấu bằng những tín hiệu chuyển đoạn.

Tùy thuộc vào tính chất và quy mô về nội dung của đề tài mà có thể phân chia thành các phần, chương, mục, tiểu mục. Thông thường một cấu trúc tiểu luận hoàn chỉnh chia làm 3 chương: chương 1 là chương lý thuyết chung, chương 2 là thực trạng và chương 3 là giải pháp.

4.3 Phần kết luận của tiểu luận

Trong phần này, bạn sẽ tổng hợp một cách ngắn gọn, cô đọng và khái quát nhất những nội dung đã được trình bày ở các chương trước đó.

Phần kết luận là một đoạn quan trọng trong tiểu luận của bạn. Nó thường là một đoạn và nên phản ánh lại những gì mà bạn đã nói là sẽ phân tích trong phần giới thiệu.

Kết luận:

  • Tóm tắt những gì bạn đã nói trong tiểu luận
  • Khẳng định lại ý chính của bạn.

Đừng giới thiệu thêm chủ đề hay ý mới. Hầu hết các sinh viên bắt đầu đoạn kết luận với một tín hiệu chuyển đoạn, chẳng hạn như “Kết luận lại” hay “Nói tóm lại”.

4.4 Phần tài liệu tham khảo

Các tài liệu tham khảo khi liệt kê vào danh mục phải ghi đầy đủ các thông tin cần thiết và theo trình tự sau: số thứ tự, họ, tên tác giả, tên tài liệu (bài báo), nguồn (tên tạp chí, tập, số, năm xuất bản, nhà xuất bản, nơi xuất bản...).

Ví dụ mẫu cho tài liệu tham khảo sau:

1. Võ Bình – Một vài nhận xét về từ ghép song tiết tiếng Việt. Tạp chí Ngôn ngữ 2/1971.

2. Nguyễn Đức Dân – Ngữ dụng học. Tập 1, NXB GD, Hà Nội, 1998.

3. Tìm hiểu các dân tộc thiểu số ở Việt nam. Tập 1. Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội 1979.

5. Hướng dẫn cách viết tiểu luận

5.1 Cách trình bày tiểu luận

Tiểu luận được viết trên khổ giấy A4 (210 x 297 mm), kiểu trang đứng.

Fon chữ: Times new Roman.

Định dạng lề (canh lề):

  • Lề trên, lề dưới: 2.0->2,5 cm
  • Lề phải: 2,0 cm
  • Lề trái: 3.0->3,5 cm.

Cỡ chữ (phần nội dung): 13.

Cỡ chữ (phần đề mục): 13 hoặc 14 (thường là 13)

Bảng mã: Unicode.

Dãn dòng: 1.2-1.3 lines.

Độ dài của một bài tiểu luận: tối đa 30 trang (không tính phụ lục). Thường thì độ dài sẽ có quy định riêng của trường, các bạn lưu ý về độ dài, trung bình 1 bài tiểu luận khoảng 15-25 trang.

Đánh số trang.

Đính kèm thêm một trang tiêu đề ghi rõ tên, MSSV, mã môn học và đề bài/câu hỏi của tiểu luận.

Sử dụng tiêu đề trên (header) hoặc tiêu đề dưới (footer) để ghi tên và MSSV của bạn ở từng trang.

Bạn lưu ý nên giữ một bản copy cho những bài tiểu luận của bạn. Bạn nên đính kèm lên drive hoặc email và cả máy tính để phòng trường hợp có sự cố sẽ mất công làm lại.

5.2 Trình bày bố cục tiểu luận

Về cách trình bày tiểu luận, bài tiểu luận được in nộp thường sẽ bao gồm những trang có nội dung bên dưới trước rồi đến nội dung của tiểu luận sau cùng:

  • Trang bìa: Đây là trang ngoài cùng của tiểu luận, được gọi là bìa tiểu luận, được in bằng giấy cứng. Cách trình bày trang bìa như sau: phía trên cùng của trang bìa sẽ là tên trường và tên khoa, tiếp theo là logo trường, giữa trang đề tên đề tài bằng khổ chữ to, góc phải cuối trang đề họ tên GVHD, tên học viên, mã học viên, lớp, năm học và ngày tháng năm thực hiện. Trang bìa nên được đóng khung theo mẫu của trường cho đẹp và đúng chuẩn. 
  • Trang phụ bìa (theo mẫu của trường).
  • Trang nhận xét của GVHD (nên có nếu không có quy định riêng của trường).
  • Trang nhận xét của GVPB (nên có nếu không có quy định riêng của trường.
  • Lời cảm ơn (nên có nếu không có quy định riêng của trường).
  • Mục lục: bao gồm các đề mục lớn và đề mục nhỏ của bài tiểu luận. Mục lục có thể gồm tối đa là bốn cấp tiêu đề. Trong cùng một cấp tối thiểu phải có 2 tiêu đề con cùng cấp.
  • Danh sách từ viết tắt, thuật ngữ.
  • Danh sách bảng, hình vẽ…

6. Một số đề tài tiểu luận thương mại

Tiểu luận Kinh tế thương mại:

  • Quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Trung Quốc
  • Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong lĩnh vực thủy lợi tỉnh Đồng Nai, nhiệm vụ và giải pháp

Tiểu luận Kinh tế đối ngoại:

  • Nguyên nhân hình thành và phát triển, đặc điểm của hội nhập quốc tế về khoa học công nghệ
  • Nghiệp vụ giao nhận hàng hóa nhập khẩu LCL bằng đường biển tại công ty TNHH Tiếp Vận Đại Giang Sơn
  • Các quốc gia thực hiện tự do hóa thương mại thông qua việc dỡ bỏ tất cả các rào cản trong chính sách TMQT
  • Trong điều kiện hội nhập, các tiêu chuẩn kỹ thuật được coi là công cụ hữu hiệu để điều tiết hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa của các quốc gia và liên hệ tại Việt Nam

Tiểu luận Kinh tế quốc tế:

  • Quan hệ Kinh tế - thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ từ sau Hiệp định thương mại Việt - Mỹ (tháng 7/2000)
  • Tình hình hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) và những yêu cầu đối với ngành kinh tế bị ảnh hưởng nhiều nhất
  • Những tác động của khu vực mậu dịch tự do ASEAN tới nền kinh tế Việt Nam
  • Chiến lược thâm nhập thị trường của các công ty xuyên quốc gia (TNCS) – Liên hệ với trường hợp Mcdonald’s thâm nhập thị trường Việt Nam
  • Những công cụ của chính sách thương mại thuế quan và phi thuế quan

Tiểu luận Đầu tư quốc tế:

  • Tìm hiểu website xúc tiến đầu tư của Trung Quốc và So sánh với website của Việt Nam
  • Xu hướng quốc tế hóa R&D của các TNC trên thế giới
  • Tổ chức đầu tư quốc tế tại (FDI) Việt Nam dự án đầu tư liên doanh Công ty Itochu - Mỹ Tài
  • Đánh giá tác động của văn hóa – xã hội Việt Nam tới đầu tư quốc tế vào Việt Nam
  • Lợi ích và rủi ro của Mua lại và Sáp nhập (M&A). Liên hệ với hoạt động M&A tại Việt Nam
  • Đánh giá môi trường đầu tư Việt Nam dưới góc độ nhà đầu tư nước ngoài giai đoạn 2013 - 2014
  • Đầu tư quốc tế gián tiếp, thực trạng và giải pháp

Trên đây là một số đề tài tiểu luận về thương mại và các hướng dẫn trình bày nội dung, bố cục cũng như cách viết tiểu luận theo đúng quy định. Hi vọng đây sẽ là thông tin hữu giúp bạn hoàn thành một bài tiểu luận thương mại đúng chuẩn. Mời các bạn cùng tham khảo 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM