Mẫu đăng ký

Giấy đăng ký là bằng chứng công nhận sự bắt đầu tồn tại hoặc chấm dứt một cách chính thức một sự kiện, hiện tượng theo pháp luật như: đăng ký kinh doanh, đăng ký kết hôn, đăng ký giấy phép lái xe,... Nhu cầu sử dụng các biểu mẫu đăng ký của con người cũng thường xuyên hơn. Hiểu được điều đó, chuyên mục Mẫu đăng ký được eLib chia sẻ dưới đây sẽ cung cấp những mẫu đăng ký thông dụng nhất hiện nay, đồng thời hướng dẫn bạn cách viết một đơn đăng ký theo đúng quy định. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Giấy đăng ký là gì?

Giấy đăng ký là Bằng chứng công nhận sự bắt đầu tồn tại hoặc chấm dứt một cách chính thức một sự kiện, hiện tượng theo pháp luật.

Ví dụ: Khi bạn muốn thành lập doanh nghiệp, bạn cần có Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh được Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp cho để ghi lại những thông tin về việc đăng ký thành lập doanh nghiệp.

2. Công dụng của giấy đăng ký

Giấy đăng ký là chứng chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân, tổ chức, sau khi đã xem xét các điều kiện của họ là hợp pháp.

Giấy đăng ký còn là bằng chứng bắt buộc để Cơ quan có thẩm quyền xem xét và thụ lí giải quyết các phát sinh về sau.

3. Các loại giấy đăng ký thông dụng

Một số mẫu giấy đăng ký được sử dụng phổ biến và quen thuộc như:

  • Giấy đăng ký tạm trú, tạm vắng
  • Giấy đăng ký kết hôn
  • Giấy đăng ký khai sinh
  • Giấy đăng ký dự thi đại học
  • Giấy khai đăng ký xe
  • Giấy đăng ký mã số thuế
  • Đăng ký hợp đồng cung ứng lao động
  • Đăng ký khai thác tuyến
  • Đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm
  • Đăng ký tuyển dụng
  • Đăng ký tờ khai hải quan điện tử
  • Đăng ký sử dụng hóa đơn xác thực
  • Đăng ký phát hành hóa đơn xác thực
  • Đăng ký thay đổi thông tin
  • Đăng ký hoán đổi công cụ nợ
  • Đăng ký thành lập công ty
  • ...

4. Hướng dẫn viết giấy đăng ký

Một mẫu giấy đăng ký đúng yêu cầu cần có những nội dung như sau:

- Quốc hiệu, tiêu ngữ

- Thông tin của người đăng ký:

  • Với tổ chức: Ghi tên tổ chức/doanh nghiệp, ghi thông tin của người đại diện, giấy phép kinh doanh
  • Với cá nhân: Ghi họ và tên của cá nhân đăng ký, số chứng minh thư nhân nhân hoặc thẻ căn cước hoặc hộ chiếu, ngày cấp, nơi cấp và quốc tịch.

- Yêu cầu đăng ký: Ghi rõ nội dung đăng ký

Ví dụ: Đăng ký hội chợ triển lãm thương mại, Đăng ký sử dụng tờ khai hải quan điện tử,...

- Ghi rõ các tài liệu cụ thể kèm theo.

Đối với hình thức: giấy đăng ký cần được trình bày trang trọng, ngắn gọn theo một số mục đã được quy định sẵn.

Nhận thấy tầm quan trọng và phổ biến của việc soạn thảo giấy đăng ký gửi tới cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền là việc thiết yếu, eLib đã tổng hợp và chia sẻ một số mẫu giấy đăng ký trong nhiều lĩnh vực như: Giấy đăng ký kết hôn, Giấy đăng ký phát hành hóa đơn xác thực, Giấy đăng ký thay đổi thông tin, Giấy khai đăng ký xe,... cũng như các hướng dẫn để bạn viết được một bản đăng ký phù hợp theo đúng tiêu chuẩn đã quy định nhằm đạt được kết quả mong muốn. Mời các bạn cùng tham khảo.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM