Địa lí 10 Bài 28: Địa lí ngành trồng trọt

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về Địa lí ngành trồng trọt trong chương trình Địa lí 10, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 28 Địa lí 10. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

1. Tóm tắt lý thuyết

Vai trò của ngành trồng trọt:

  • Nền tảng của sản xuất nông nghiệp.
  • Cung cấp lương thực, thực phẩm cho dân cư.
  • Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • Cơ sở phát triển chăn nuôi, nguồn xuất khẩu có giá trị.

1.1. Cây lương thực

a. Vai trò

  • Cung cấp lương thực dưới dạng tinh bột, dinh dưỡng cho người và gia súc.
  • Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • Xuất khẩu có giá trị,...

b. Các cây lương thực chính

- Lúa gạo

+ Đặc điểm sinh thái:

  • Ưa khí hậu nóng ẩm, chân ruộng ngập nước.
  • Đất phù sa màu mỡ, cần nhiều phân bón.

+ Phân bố:

  • Các nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia, Việt Nam …
  • Các nước xuất khẩu đứng đầu thế giới: Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Hoa Kì.

- Lúa mì

+ Đặc điểm sinh thái:

  • Ưa khí hậu ấm, khô, vào đầu thời kì sinh trưởng cần nhiệt độ thấp.
  • Đất đai màu mỡ, cần nhiều phân bón.

+ Phân bố:

  • Miền ôn đới và cận nhiệt.
  • Nước trồng nhiều: Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kì, Pháp, Liên bang Nga, Canađa, Úc…

- Ngô

+ Đặc điểm sinh thái:

  • Ưa khí hậu nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
  • Dễ thích nghi với sự dao động của khí hậu.

+ Phân bố:

  • Miền nhiệt đới, cận nhiệt và cả ôn đới nóng.
  • Nước trồng nhiều: Hoa Kì, Trung Quốc, Braxin, Mêhicô, Pháp..

c. Cây lương thực khác

- Đặc điểm: dễ tính, không kén đất, không cần nhiều công chăm sóc

- Vai trò: Làm thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu cho công nghiệp rượu bia và lương thực ở một số nước đang phát triển.

- Một số cây hoa màu:

  • Cây hoa màu ôn đới: đại mạch, kiều mạch, yến mạch, khoai tây…
  • Cây hoa màu vùng cận nhiệt đới: khoai lang, sắn, kê, cao lương…

1.2. Cây công nghiệp

a. Vai trò, đặc điểm của cây công nghiệp

  • Nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm.
  • Tận dụng tài nguyên đất, khắc phục được tính mùa vụ, phá thế độc canh, bảo vệ môi trường.
  • Mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

b. Các cây công nghiệp chủ yếu

- Cây lấy đường:

  • Mía: Nhiệt độ 300-350C, dưới 100C cây chết, khi thu hoạch cần thời tiết khô hanh tích lũy đường, phân bố vành đai 300 B -300 N.   
  • Củ cải đường: Miền ôn đới, cận nhiệt được trồng từ 470 B 540B.

- Cây lấy sợi:

  • Cây bông: Phát triển ở nhiệt độ 17-300C, nhiệt độ tốt nhất 25-300C, lượng mưa 800-1000mm/năm, khí hậu ổn định, đất tốt, mùa đông ra quả phải có mưa nhiều, lúc quả chín phải tuyệt đối khô hanh, giới hạn từ 420B-320N.

- Cây lấy dầu: Cây đậu tương: Nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới, ưa ẩm, đất tơi xốp, thoát nước.

- Cây cho chất kích thích:

  • Chè: Nguồn gốc đông nam Trung Quốc, Mianma, Việt Nam, ưa nhiệt từ 15-200C, tổng nhiệt 80000C, mưa 1500-2000mm, ẩm 70-80%, pH từ 4-6, giới hạn 100N-300B.
  • Cà phê: Phát triển ở nhiệt độ 150C, mưa 1900-3000mm, phân bố đều trong năm, trồng giữa hai chí tuyến.

- Cây lấy nhựa: Cao su: phát triển ở nhiệt độ 22-270 C, mưa 1500 2500mm/năm, thích hợp đất ba zan.

1.3. Ngành trồng rừng

a. Vai trò của rừng

  • Hết sức quan trọng đối với môi trường, con người, điều hòa lượng nước trên mặt đất.
  • Lá phổi xanh của trái đất, bảo vệ đất, chống xói mòn.

b. Tình hình trồng rừng

Ngành trồng rừng

Rừng đang bị tàn phá do con người.

Diện tích trồng rừng trên thế giới ngày càng mở rộng:

  • Năm 1990 là 43,6 triệu ha, năm 2000 là 187 triệu ha  trung bình tăng 4,5 triệu ha.
  • Nước có diện tích rừng trồng lớn: Trung Quốc, Ấn Độ, Liên bang Nga, Hoa Kì,...

2. Luyện tập

Câu 1: Em có nhận xét gì về sự phân bố các cây lương thực chính trên thế giới.

Gợi ý làm bài

Có diện phân bố rộng, nhưng có sự khác nhau giữa các cây lương thực.

- Lúa gạo: miền nhiệt đới, đặc biệt là châu Á gió mùa (Nam Á, Đông Nam Á, Đông Á).

- Lúa mì: miền ôn đới và cận nhiệt (châu Âu, Bắc Á, Bắc Mĩ, Nam Ôxtrâylia).

- Ngô có giới hạn sinh thái khá lớn, phân bố ở miền nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới (Châu Âu, Bắc Mĩ, Trung Á, châu Phi, rải rác ở Nam Mĩ).

Câu 2: Dựa vào hình 28.5, em hãy cho biết các vùng phân bố của các cây công nghiệp chủ yếu. Giải thích.

Gợi ý làm bài

Nhận xét vùng phân bố các cây công nghiệp:

- Mía: ở miền nhiệt đới (Bra-xin, Ấn Độ, Trung Quốc, Ô-xtrây-lia, Cu-ha, Mê-hi-cô,...)

- Củ cải đường: ở miền ôn đới (các nước châu Âu, vùng ngũ hồ ở Hoa Kì).

- Cà phê: ở miền nhiệt đới thuộc khu vực Trung và Nam Mĩ (Braxin, Meehicô...), Trung Phi, Đông Nam Á (Việt Nam, In-đô-nê-xi-a), Nam Á.

- Chè: ở miền cận nhiệt (Ấn Độ và Trung Quốc, Xri Lan-ca, Kê-ni-a, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a...

- Cao su: tập trung ở vùng nhiệt đới ẩm của vùng Đông Nam Á, Ấn Độ, Nigiêria, Braxin..

⟹ Sự phân bố các loại cây công nghiệp trên phụ thuộc vào điều kiện khí hậu phù hợp với mỗi loại cây: mía, cà phê, cao su là cây trồng của miền nhiệt đới; chè là cây trồng của miền cận nhiệt; củ cải đường là cây trồng miền ôn đới.

Câu 3: Tại sao phải chú trọng đến việc trồng rừng?

Gợi ý làm bài

Chúng ta phải chú trọng đến việc trồng rừng là vì: Hiện nay, rừng đang bị tàn phá nghiêm trọng , diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp lại dần. Trong khi đó, rừng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối vời môi trường sống và đời sống con người. Vì vậy, cần phải tái tạo lại tài nguyên rừng.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Địa lí ngành trồng trọt Địa lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

  • Nắm được đặc điểm sinh thái, tình hình phát triển và phân bố các cây lương thực, cây công nghiệp chủ yếu trên thế giới.
  • Biết được vai trò và hiện trạng của ngành trồng rừng.
  • Xác định được trên bản đồ những khu vực phân bố các cây lương thực chính.
  • Nhận diện được hình thái một số cây lương thực, cây công nghiệp trên thế giới.
Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM