Bài học Địa lý 10
Với mong muốn giúp các bạn học sinh có thêm tài liệu học tập tốt môn Địa lý lớp 10, eLib xin giới thiệu đến quý thầy cô và các bạn học sinh bộ nội dung bài giảng chi tiết từ bài 1 đến bài 42. Ở mỗi bài giảng sẽ cung cấp nội dung tóm tắt lý thuyết từng bài kèm theo đó là phần bài tập luyện tập có hướng dẫn giải chi tiết để ôn lại kiến thức. Mời quý thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo!Mục lục nội dung
1. Giới thiệu Địa lí 10
Môn Địa lí là một môn học rất thú vị vì cho ta hiểu rõ hơn về các yếu tố tự nhiên- xã hội xung quanh chúng ta. Chương trình Địa lí lớp 10 cung cấp những kiến thức về địa lí tự nhiên và địa lí dân cư. Những kiến thức này không quá khó hiểu song cũng cần có những phương pháp thích hợp để ghi nhớ được lượng kiến thức lớn và có thể vận dụng vào các bài kiểm tra.
Nhằm giúp học sinh hệ thống hóa kiến thức và định hướng phương pháp học phù hợp eLib biên soạn hệ thống nội dung bài học Địa lí 10 theo chương trình SGK môn Địa lí 10 gồm 10 chương với 42 bài học. Địa lý lớp 10 không phải một môn khó học dù các kiến thức cần nhớ khá dài. Bạn hoàn toàn có thể chinh phục được môn học này bằng sự tập trung, chăm chỉ và niềm yêu thích. Nội dung của các bài học được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để bạn có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.
2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Địa lí 10
2.1. Cố gắng nắm chắc lý thuyết ngay tại lớp
Việc tập trung vào bài giảng sẽ giúp bạn dễ dàng nắm chắc kiến thức ngay tại lớp, bởi Địa Lý là môn đòi hỏi sự tư duy logic cao, bạn không nắm rõ một bài thì rất có thể những bài tiếp theo cũng sẽ không hiểu. Với những bài học có nội dung dài hoặc có mối liên hệ với nhau thì nên tóm tắt bằng sơ đồ hình xương cá nhằm hệ thống, khái quát kiến thức cơ bản.
Chúng ta có ba phần chính là: Địa lý tự nhiên và dân cư; Địa lý các ngành kinh tế và Địa lý vùng kinh tế. Trong mỗi phần này lại chia ra từng bài, trong từng bài lại có từng ý lớn. Như vậy, sau khi đã có được khung của toàn chương trình, học sinh đã có được một hình dung về những nội dung cơ bản mà mình cần ôn tập để “đắp thịt” vào.
2.2. Rèn luyện cách ghi nhớ nhanh các số liệu
Một điều mà học sinh thường “sợ” ở môn Địa lý đó là việc có quá nhiều các con số, hoặc một dãy số liệu quá dài. Tuy nhiên, một mẹo nhỏ là các bạn không nhất thiết phải nhớ chính xác các con số nhưng nhất thiết phải nhớ được những số liệu cơ bản làm dẫn chứng cho bài viết. Ví dụ: dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số nước ta thì cần nắm được những mốc quan trọng, thường là đầu – cuối hoặc những năm có sự biến động lớn như tăng, giảm đột ngột….
Thêm nữa, bạn cũng có thể tận dụng tính năng của Atlat như một nguồn số liệu (thay vì phải nhớ rất nhiều số liệu từ SGK). Ví dụ, số liệu về dân số Việt Nam qua các năm hay tên của các đô thị, các trung tâm công nghiệp, các bãi biển du lịch…
2.3. Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat
Atlat là công cụ học tập vô cùng hiệu quả đối với môn Địa Lý, và bạn phải cố gắng tận dụng tối đa kỹ năng sử dụng Atlat. Khi dùng Atlat bạn cần ghi nhớ một số nguyên tắc cơ bản:
- Tìm hiểu tình hình sản xuất (tình hình phát triển) của một ngành, ta chủ yếu khai thác các biểu đồ tương ứng trong Atlat.
- Tìm hiểu về đặc điểm phân bố thì xác định dựa trên bản đồ, để thấy sự phân bố theo vùng và theo các tỉnh.
2.4. Rèn luyện kỹ năng lập biểu đồ, phân tích
Đối với môn Địa lý bậc THPT, bài tập về biểu đồ là không thể thiếu. Do đó bạn cần rèn luyện kỹ năng nhận dạng các loại biểu đồ, loại câu hỏi nào sẽ tương ứng với loại biểu đồ nào cũng như tập vẽ thật thành thạo các dạng biểu đồ: tròn, cột, đường, miền và kết hợp… Cụ thể như sau:
- Biểu đồ tròn: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tương đối)
- Biểu đồ cột chồng: Thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tuyệt đối)
- Biểu đồ cột đơn: Thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm
- Biểu đồ cột kép: Thể hiện sự so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị quan một số năm
- Biểu đồ đường: Thể hiện sự diễn biến của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm
- Biểu đồ đường kết hợp với cột: các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc so sánh các đối tượng với cùng một đối tượng chung
- Biểu đồ miền kết hợp với đường: Thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử…
Sau khi đã lập xong biểu đồ, bạn cần rèn luyện cả kỹ năng nhận xét bảng số liệu: có thể nhận xét khái quát trước rồi đi vào chi tiết sau, chú ý các mốc cao nhất – thấp nhất, sự thay đổi đột ngột và nhận xét phải đi đôi với số liệu chứng minh. Trong việc phân tích biểu đồ nhiều khi phải đổi số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Bước này tuy rất đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn. Vì thế, nên kiểm tra lại sau khi viết kết quả vào bài thi.
3. Những lưu ý để học tốt môn Địa lí 10
3.1. Đôi bạn cùng tiến
Nếu muốn đạt kết quả cao trong môn học này thì không nên học một mình. Hãy tìm một người bạn hoặc một nhóm bạn cùng có niềm yêu thích với môn Địa lí để có thể thường xuyên trao đổi bài với nhau. Các thông tin bổ ích do từng người tìm được liên quan đến bài học, các câu hỏi suy luận, các kiến thức được nhắc lại thường xuyên sẽ giúp việc học thú vị và tiếp thu được nhiều hơn.
Yếu tố cần có với bất kì môn học nào khi muốn đạt hiệu quả tốt nhất đó là sự chăm chỉ, hứng thú. Vì vậy,hãy cố gắng tạo cho mình có được hai điều này. Kết hợp với những phương pháp được gợi ý ở trên, bạn nhất định sẽ chinh phục được môn Địa lí lớp 10. Hãy cố gắng, thành quả sẽ đến với bạn.
3.2. Để đạt điểm cao môn Địa lý
Học thuộc nội dung trên lớp, biết vẽ và phân tích tốt biểu đồ bạn cũng mới chỉ đạt điểm khá môn Địa lý thôi. Muốn có điểm giỏi và trở thành học sinh giỏi Địa lý, bạn cần biết tư duy, vận dụng kiến thức đã học cho những câu hỏi mở. Để làm được điều này, bạn phải có kiến thức về thực tế. Hãy tranh thủ đọc báo, xem các chương trình thời sự về dân cư, kinh tế các vùng, bạn sẽ có được vốn tri thức này.
Học Địa lý không khó khi bạn tập trung và biết học một cách hiệu quả. Ngay cả khi bận rộn với bài tập của các môn học khác, bạn vẫn có thể học tốt được môn Địa lý để trở thành một học sinh giỏi toàn diện nhờ các phương pháp trên.
Tham khảo thêm
- docxBài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất
- docxBài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
- docxBài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
- docxBài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển
- docxBài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
- docxBài 14: Thực hành
- docxBài 13: Sự ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
- docxBài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
- docxBài 40: Địa lý ngành thương mại
- docxBài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất