Địa lí 10 Bài 23: Cơ cấu dân số

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về Cơ cấu dân số trong chương trình Địa lí 10, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 23 Địa lí 10. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cơ cấu sinh học

a. Cơ cấu dân số theo giới

- Cơ cấu dân số theo giới biểu thị tương quan với giới nam so với giới nữa hoặc so với tổng dân số (Đơn vị : %)

TNN = (Dnam / Dnữ) . 100%

Trong đó:

  • TNN: Tỉ số giới tính                 
  • Dnam: Dân số nam
  • Dnữ: Dân số nữ.

- Cơ cấu dân số theo thời gian biến động theo thời gian và khác nhau ở từng nước, từng khu vực.

- Ở những nước phát triển, nữ nhiều hơn nam. Ngược lại, ở các nước đang phát triển, nam nhiều hơn nữ.

- Nguyên nhân chủ yếu:

  • Trình độ phát triển, kinh tế - xã hội
  • Tai nạn
  • Tuổi họ trung bình
  • Chuyển cư

- Cơ cấu theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất, tổ chức đời sóng xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia.

b. Cơ cấu dân số theo độ tuổi

- Cơ cấu dân số theo độ tuổi là sự tập hợp những nhóm người sắp xếp theo những nhóm tuổi nhất định.

- Có ý nghĩa quan trọng, thể hiện tổng hợp tình hình sinh, tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia.

- Có ba nhóm tuổi trên thế giới:

  • Nhóm dưới tuổi lao động: 0 - 14 tuổi.
  • Nhóm tuổi lao động:15 -59 (đến 64 tuổi).
  • Nhóm trên tuổi lao động:Trên 60 (hoặc 65) tuổi.

- Ở Việt Nam: tuổi lao động nam từ 15 đến hết 59 tuổi, nữ từ 15 đến hết hết 54 tuổi.

- Dân số trẻ: Độ tuổi 0 - 14 trên 35%. Tuổi 60 trở lên dưới 10%.

  • Thuận lợi: Lao động dồi dào.
  • Khó khăn: Sức ép dân số lớn.

- Dân số già: Độ tuổi 0 - 14 dưới 25%. Tuổi 60 trở lên trên 15%.

  • Thuận lợi: Có nhiều kinh nghiệm, chất lượng cuộc sống cao
  • Khó khăn: Thiếu nhân lực, phúc lợi lớn dành cho người già.

- Tháp dân số (tháp tuổi)

  • Biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo độ tuổi, giới tính.
  • Có 3 kiểu tháp (mở rộng, thu hẹp, ổn định).

- Qua tháp dân số biết được tình hình sinh, tử, gia tăng dân số, tuổi thọ trung bình.

1.2. Cơ cấu xã hội

a. Cơ cấu dân số theo lao động

Cho biết nguồn lao động và dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

- Nguồn lao động

Dân số trong tuổi lao động có khả năng tham gia lao động.

  • Nhóm dân số hoạt động kinh tế: bao gồm những người có việc làm ổn định, có việc làm tạm thời và những người có nhu cầu lao động nhưng chưa có việc làm.
  • Nhóm dân số không hoạt động kinh tế: bao gồm học sinh, sinh viên, những người nội trợ và những người thuộc tình trạng khác không tham gia lao động.

- Dân số hoạt động theo khu vực kinh tế.

  • Khu vực I: Nông-lâm- ngư nghiệp
  • Khu vực II: Công nghiệp-xây dựng
  • Khu vực III: Dịch vụ

=> Xu hướng hiện nay là tăng ở khu vực II và III, giảm khu vực I

b. Cơ cấu dân số theo trình độ văn hóa

Phản ánh trình độ dân trí và học vấn của dân cư, một tiêu chí để đánh giá chất lượng cuộc sống của một quốc gia.

Dựa vào:

  • Tỉ lệ người biết chữ 15 tuổi trở lên.
  • Số năm đi học của người 25 tuổi trở lên Các nước phát triển có trình độ văn hoá cao hơn các nước đang phát triển và kém phát triển.

2. Luyện tập

Câu 1: Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng như thế nào đến việc phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của các nước?

Gợi ý làm bài

Cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng đến phân bố sản xuất tổ chức đời sống xã hội và hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia.

- Về kinh tế: phát triển các ngành kinh tế phù hợp với cơ cấu theo giới để khai thác tối đa tiềm năng nguồn lao động, tránh lãng phí lao động và tình trạng thất nghiệp.

Ví dụ:

+  Nữ nhiều sẽ phù hợp phát triển các ngành công nghiệp chế biến, dệt may, gia dày...

 + Nam nhiều và năng động thuận lợi để phát triển các ngành khai thác, cơ khí chế tạo, công nghiệp hiện đại...

- Tổ chức đới sống - xã hội:

+ Nhà nước cần chú trọng hơn đến chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình, giáo dục giới tính và sức khỏe sinh sản...(đặc biệt đối với các quốc gia có tỉ lệ nữ nhiều).

+ Hoạch định chiến lược phát triển dân số phù hợp.

+ Giải quyết tình trạng bất bình đẳng giới (phổ biến ở các nước thuộc châu Phi, Nam Á, Tây Nam Á).

Câu 2: Cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ có những thuận lợi và khó khăn gì đối với việc phát triển kinh tế- xã hội?

Gợi ý làm bài

  • Cơ cấu dân số già:

- Thuận lợi: tỉ lệ dân số phụ thuộc ít, nhiều lao động có kinh nghiệm lâu năm.

- Khó khăn:  

+ Tỉ lệ người già nhiều, chi phí phúc lợi xã hội cho người già lớn, gây sức ép lên các vấn đề y tế.

+ Nguy cơ suy giảm dân số.

  • Cơ cấu dân số trẻ:

- Thuận lợi:

+ Nguồn lao động dự trữ dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ KHKT; thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế truyền thống đòi hỏi nhiều lao động cũng như các ngành hiện đại cần nhiều chất xám.

+ Ngoài ra dân số trẻ còn là tiềm năng về thị trường tiêu thụ rộng lớn.

- Khó khăn:

+ Nhu cầu về giáo dục, chăm sóc sức khỏe thế hệ trẻ, sức khỏe sinh sản vị thành niên tăng lên.

+ Gây sức ép về vấn đề việc làm cho lao động trẻ.

Câu 3: Dựa vào hình 23.2, em hãy so sánh cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của ba nước?

Gợi ý làm bài

So sánh:

- Ấn Độ: khu vực I chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế (63%), thứ hai là khu vực III (21%), tỉ trọng lao động thấp nhất ở khu vực II (16%).

- Bra-xin: khu vực III chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế (46%), tiếp đến là khu vực I, tỉ trọng lao động thấp nhất ở khu vực II (24%).

- Anh: khu vực có tỉ trọng lao động cao nhất là khu vực III (71,6%), tập trung hơn 2/3 cả lao động cả nước; tiếp đến là khu vực II (26,2%), khu vực III chiếm tỉ trọng rất ít, chỉ 2,2 % lao động cả nước.

⟹ Các nước phát triển như Anh và Bra-xin có lao động tập trung chủ yếu ở khu vực III (dịch vụ), đây là các nước đã trải qua quá trình công nghiệp hóa, bước sang giai đoạn phát triển nền kinh tế tri thức . Ấn Độ là quốc gia đang phát triển nên lao động lập trung nhiều nhất ở khu vực I (nông-lâm-ngư nghiệp).

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Cơ cấu dân số Địa lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Trình bày được cơ cấu dân số sinh học (giới tính và độ tuổi ).

- Giải thích được cơ cấu dân số theo giới có ảnh hưởng lớn đến việc phát triển kinh tế và tổ chức đời sống xã hội của các nước.

- Nêu được những thuận lợi và khó khăn của cơ cấu dân số già và cơ cấu dân số trẻ đối với việc phát triển kinh tế.

- Trình bày được cơ cấu dân số xã hội (lao động và trình độ văn hóa).

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM