Địa lí 10 Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về sóng, thủy triều, dòng biển trong chương trình Địa lí 10, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 16 Địa lí 10. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sóng biển

a. Khái niệm

Sóng biển là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.

b. Nguyên nhân

- Chủ yếu do gió, gió càng  mạnh, sóng càng to. Ngoài ra còn do tác động của động đất, núi lửa phun ngầm, bão,...

- Sóng bạc đầu: Những giọt nước biển chuyển động lên cao khi rơi xuống va đập vào nhau, vỡ tung tóe tạo thành bọt trắng.

- Sóng thần: Là sóng thường có chiều cao 20- 40m, truyền theo chiều ngang với tốc độ 400 - 800km/h.

  • Nguyên nhân: do động đất, núi lửa phun ngầm dưới đáy biển, bão.
  • Tác hại:có sức tàn phá khủng khiếp.

1.2. Thủy triều

a. Khái niệm

Thủy triều là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.

Chu kì tuần trăng

b. Nguyên nhân

Được hình thành chủ yếu do sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.

c. Đặc điểm

Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời nằm thẳng hàng (lực hút kết hợp) thủy triều lớn nhất (triều cường, ngày 1 và 15: không trăng, trăng tròn).

Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày Triều Cường

Khi Mặt Trăng, Trái Đất, Mặt Trời ở vị trí vuông góc (lực hút đối nghịch). thủy triều kém nhất ( triều kém, ngày 8 và 23: trăng khuyết).

Vị trí của Mặt Trăng so với Trái Đất và Mặt Trời vào các ngày Triều Kém

1.3.  Dòng biển

a. Khái niệm

Các dòng biển trên thế giới

Là hiện tượng chuyển động của lớp nước biển trên mặt tạo thành các dòng chảy trong các biển và đại dương.

Phân loại: dòng nóng, lạnh.

b. Phân bố

  • Dòng biển nóng: Thường phát sinh ở hai bên đường xích đạo chảy theo hướng tây, gặp LĐ chuyển hướng chảy về cực.
  • Dòng biển lạnh: Xuất phát từ vĩ tuyến 30 - 400 gần bờ đông các đại dương chảy về xích đạo.
  • Dòng biển nóng, lạnh hợp lại thành vòng hoàn lưu ở mỗi bán cầu. Ở vĩ độ thấp hướng chảy của các vòng hoàn lưu Bắc Bán Cầu cùng chiều kim đồng hồ, Nam Bán Cầu ngược chiều.
  • Ở Bắc Bán Cầu có dòng biển lạnh xuất phát từ cực men theo bờ Tây các đại dương chảy về xích đạo.
  • Các dòng biển nóng, lạnh đối xứng nhau qua bờ đại dương.
  • Vùng có gió mùa, dòng biển đổi chiều theo mùa. 

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào hình 16.3 (SGK trang 60), cho biết vào các ngày có dao động thuỷ triều nhỏ nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào?

Gợi ý làm bài

Vào các ngày có dao động thuỷ triều nhỏ nhất, ở Trái Đất sẽ thấy trăng khuyết.

Câu 2: Dựa vào hình 16.1 (SGK trang 59) và hình 16.2 (SGK trang 60), hãy cho biết vào các ngày có dao động thuỷ triều lớn nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng như thế nào?

Gợi ý làm bài

Vào các ngày có dao động thuỷ triều lớn nhất, ở Trái Đất sẽ thấy Mặt Trăng tròn hoặc không trăng.

Câu 3: Dựa vào hình 16.4 (SGK trang 61), hãy chứng minh rằng có sự đối xứng nhau của các dòng biển nóng và lạnh ở bờ Đông và bờ Tây của các đại dương?

Gợi ý làm bài

- Bắc Đại Tây Dương

+ Khoảng 30°B: bờ Đông Đại Tây Dương có dòng biển lạnh Canari, bờ Tây của Đại Tây Dương có dòng biển nóng Gơnxtrim.

+ Khoảng 60°B: ở bờ Đông Đại Tây Dương có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương, bờ Tây của Đại Tây Dương có dòng biển lạnh Labrado.

- Thái Bình Dương:

+ Khoảng 30°B: bờ Đông Thái Bình Dương có dòng biển lạnh Caliphoocnia, bờ Tây Thái Bình Dương có dòng biển nóng Cưrôsiô.

+ Khoảng 30°N: bờ Đông Thái Bình Dương có dòng biển lạnh Pêru, bờ Tây Thái Bình Dương có dòng biển nóng Đông Ôxtâylia.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sóng. Thủy triều. Dòng biển Địa lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Biết được nguyên nhân hình thành sóng biển, sóng thần.

- Hiểu rõ vị trí giữa Mặt trăng, Mặt trời và Trái đất đã ảnh hưởng tới thủy triều như thế nào.

- Nhận biết được sự phân bố của các dòng biển lớn trên các đại dương cũng có những qui luật nhất định.

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM