Địa lí 10 Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về sự phân bố khí áp và một số loại gió chính trong chương trình Địa lí 10, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 12 Địa lí 10. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Sự phân bố khí áp

  • Khí áp: Là sức nén của không khí xuống mặt Trái đất.
  • Tùy theo tình trạng của không khí sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau, khí áp cũng khác nhau.

a. Phân bố các đai khí áp trên Trái Đất

  • Các đai cao áp, áp thấp phân bố xen kẽ và đối xứng qua đai áp thấp xích đạo.
  • Các đai khí áp phân bố không liên tục, do sự phân bố xen kẽ nhau giữa lục địa và đại dương.

b. Nguyên nhân thay đổi khí áp

- Khí áp thay đổi theo độ cao: Càng lên cao, khí áp càng giảm( không khí loãng).

  • Càng lên cao, không khí càng loãng, sức nén càng nhỏ, khí áp giảm.
  • Càng xuống thấp, không khí đậm đặc, sức nén càng lớn, khí áp tăng.

- Khí áp thay đổi theo nhiệt độ: Nhiệt độ càng tăng, khí áp càng giảm và ngược lại (t0 tăng không khí nở ra làm giảm tỉ trọng)

  • Nhiệt độ tăng, không khí nở ra, tỉ trọng giảm đi, khí áp hạ. 
  • Nhiệt độ giảm, không khí co lại, tỉ trọng tăng, khí áp tăng. 

- Khí áp thay đổi theo độ ẩm: Không khí chứa nhiều hơi nước, khí áp giảm.

  • Không khí chứa hơi nước nhẹ hơn không khí khô. Vì thế, không khí chứa nhiều hơi nước khí áp cũng giảm. Khi nhiệt độ cao thì hơi nước bốc lên nhiều chiếm dần chỗ của không khí khô và làm cho khí áp giảm, điều này xảy ra ở vùng áp thấp xích đạo.

Sự phân bố các đai khí áp

1.2. Một số loại gió chính

a. Gió Tây ôn đới

  • Phạm vi hoạt động: 30-600 ở mỗi bán cầu (áp cao cận nhiệt về hạ áp ôn đới).
  • Thời gian: Gần như quanh năm.
  • Hướng: tây là chủ yếu (Tây nam ở Bắc bán cầu, Tây nam ở Nam bán cầu)
  • Nguyên nhân: chênh lêch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp ôn đới.
  • Tính chất: ẩm, mang nhiều mưa.

b. Gió Mậu dịch

  • Phạm vi hoạt động: 300 về xích đạo.
  • Thời gian: quanh năm.
  • Hướng: đông là chủ yếu (đông bắc ở Bắc bán cầu, đông nam ở Nam bán cầu).
  • Nguyên nhân: chênh lệch khí áp giữa áp cao chí tuyến và áp thấp xích đạo.
  • Tính chất: khô, ít mưa.

c. Gió mùa

  • Là loại gió thổi theo mùa, hướng gió ở hai mùa có chiều ngược với nhau.
  • Nguyên nhân: Khá phức tạp chủ yếu do sự chênh lệch nhiệt độ và khí áp giữa lục địa và đại dương theo mùa, giữa Bắc bán cầu và Nam bán cầu.
  • Khu vực có gió mùa
  • Thường ở đới nóng: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đông Bắc Ôxtrâylia
  • Một số nơi thuộc vĩ độ trung bình: đông Trung Quốc, đông Nam Liên Bang Nga, đông nam Hoa Kì.

d. Gió địa phương

- Gió biển, gió đất:

  • Là loại gió hình thành ở ven biển, thay đổi hướng theo ngày và đêm. Ban ngày từ biển vào đất liền, ban đêm từ đất liền ra biển do sự khác nhau về tính chất hấp thụ nhiệt của đất liền và biển hay đại dương) chênh lệch nhiệt độ và khí áp).
  • Tính chất gió biển ẩm mát, gió đất khô.

- Gió fơn

  • Là loại gió bị biến tính khi vượt qua núi trở lên khô và nóng.

2. Luyện tập

Câu 1: Quan sát hình 14.1 (SGK trang 53), hãy kể tên một số khu vực ở một châu lục có chế độ gió mùa.

Gợi ý làm bài

Một số khu vực có chế độ gió mùa: Nam Á, Đông Nam Á, Đông Phi, Đồng Bắc Ô-xtrây-li-a, phía đông Trung Quốc, Đông Nam LB Nga, Đông Nam Hoa Kì.

Câu 2: Dựa vào hình 12.4 (SGK trang 47) và kiến thức đã học, hãy trình bày sự hình thành và hoạt động, của gió biển và gió đất.

Gợi ý làm bài

- Gió biển:

Ban ngày ở lục địa, ven bờ đất hấp thụ nhiệt nhanh, nóng hơn mặt nước biển, nên hình thành áp thấp; nước biển hấp thụ nhiệt chậm nên mát hơn, hình thành cao áp.

Gió thổi từ cao áp (vùng biển) vào tới áp thấp (đất liền) gọi là gió biển.

- Gió đất:

Ban đêm, đất liền toả nhiệt nhanh mát hơn, hình thành cao áp ở vùng đất liền; còn vùng nước biển ven bờ toả nhiệt chậm, nên hình thành áp thấp.

Gió thổi từ áp cao (đất liền) tới áp thấp (vùng biển) nên gọi là gió đất.

Câu 3: Dựa vào hình 12.5 (SGK trang 47), hãy cho biết ảnh hưởng của gió ở sườn tây khác với gió khi sang sườn đông như thế nào?

Khi gió lên cao nhiệt độ không khí giảm bao nhiêu/1000m, khi xuống thấp nhiệt độ không khí tăng bao nhiêu độ/1000m?

Gợi ý làm bài

  • Ảnh hưởng của gió đến các sườn núi.

- Sườn tây: đón gió ẩm thổi đến, lên cao gặp lạnh đổ mưa, nhiệt độ giảm.

- Sườn đông: khi gió vượt qua đỉnh núi chỉ còn lại khối khí khô, càng xuống núi nhiệt độ càng tăng theo tiêu chuẩn không khí khô (xuống 1000 m nhiệt độ tăng 10°C).

  • Khi gió lên cao nhiệt độ không khí giảm bao nhiêu/1000m, khi xuống thấp nhiệt độ không khí tăng bao nhiêu độ/1000m:

Lên cao 1000 m nhiệt độ giảm 6°C, khi xuống núi nhiệt độ tăng theo tiêu chuẩn không khí khô là 1000 m tăng 10°C.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính Địa lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Phân tích được mối quan hệ giữa khí áp và gió; nguyên nhân làm thay đổi khí áp.

- Biết được nguyên nhân hình thành một số loại gió thổi thường xuyên trên trái đất, gió mùa và một số loại gió địa phương.

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM