Địa lí 10 Bài 10: TH: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và vùng núi trẻ trên bản đồ

Nhằm giúp các bạn học sinh rèn luyện khả năng phân tích tổng hợp kiến thức thông qua bài Thực hành Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và vùng núi trẻ trên bản đồ Địa lý 10, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 10 Địa lí 10. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục tiêu

- Xác định được trên bản đồ các vành đai động đất, núi lửa, vùng núi trẻ.

- Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo.

1.2. Dụng cụ

- Bản đồ các mảng kiến tạo các vành đai động đất và núi lửa trên Thế giới.

- Bản đồ tự nhiên thế giới.

- Tập bản đồ thế giới và châu lục.

2. Nội dung tiến hành

2.1. Hoạt động 1: Xác định các vành đai động đất núi lửa, núi trẻ trên bản đồ

Xác định trên hình 10 và bản đồ Các mảng kiến tạo, các vành đai động đất và núi lửa, bản đồ Tự nhiên Thế giới các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ.

Gợi ý làm bài

- Các vành đai động đất:

+ Vành đai động đất ở phía tây châu Mĩ.

+ Vành đai động đất giữa Đại Tây Dương.

+ Vành đai động đất Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.

+ Vành đai động đất ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê-rinh qua Nhật Bản đến Phi-lip-pin.

- Các vành đai núi lửa:

+ Vành đai núi lửa ở phía tây châu Mĩ.

+ Vành đai núi lửa phía đông Đại Tây Dương.

+ Vành đai núi lửa  Địa Trung Hải qua Nam Á đến In-đô-nê-xi-a.

+ Vành đai núi lửa ở phía tây của Thái Bình Dương, từ eo biển Bê - rinh qua Nhật Bản đến Phi - lip - pin.

- Các vùng núi trẻ

+ Coóc - đi - e (bờ tây lục địa Bắc Mĩ), An - đét (bờ tây lục địa Nam Mĩ).

+ An-pơ, Py-rê-nê, Cáp-ca (ven Địa Trung Hải).

+ Hi - ma - lay- a ở châu Á.

2.2. Hoạt động 2: Nhận xét về sự phân bố các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ

Gợi ý làm bài

- Các vành đai núi lửa, động đất và các vùng núi trẻ thường phân bố ở những vùng tiếp xúc của các mảng kiến tạo, là những nơi có hoạt động kiến tạo xảy ra mạnh.

+ Khi hai mảng kiến tạo xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng, đá sẽ bị nén ép, dồn lại và nhô lên, hình thành các dãy núi cao, sinh ra động đất, núi lửa… (ví dụ: dãy Hi-ma-lay-a được hình thành do mảng Ấn Độ - Ô-xtrây-li-a và mảng Âu –Á).

+ Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tác dãn, mác-ma sẽ trào lên, tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo hiện tượng động đất hoặc núi lửa (ví dụ: sống núi ngầm giữa Đại Tây Dương).

3. Kết luận 

Sau khi học xong bài này các em cần nắm:

- Biết được sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và các vùng núi trẻ trên thế giới.

- Nhận xét được mối quan hệ giữa sự phân bố của các vành đai động đất, các vùng núi trẻ với các mảng kiến tạo.

- Xác định được trên bản đồ các vành đai động đất, núi lửa, vùng núi trẻ.

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM