Địa lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất trong chương trình Địa lí 10, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 8 Địa lí 10. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Nội lực

  • Khái niệm: Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất.
  • Nguyên nhân: Nguồn năng lượng sinh ra nội lực chủ yếu là nguồn năng lượng ở trong lòng Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự dịch chuyển các dòng vật chất theo trọng lực, phản ứng hóa học…

1.2. Tác động của nội lực

  • Thông qua các vận động kiến tạo, làm cho các lục địa nâng lên hay hạ xuống,uốn nếp hay đứt gãy, gây ra động đất hay núi lửa...

a. Vận động theo phương thẳng đứng

  • Vận động nâng lên, hạ xuống của vỏ trái đất diễn ra trên diện tích rộng lớn, xảy ra rất chậm và lâu dài.
  • Kết quả: biển tiến và biển thoái.
  • Ví dụ: Khu vực phía bắc của Thụy Điển, Phần Lan đang tiếp tục được nâng lên, còn khu vực lãnh thổ Hà Lan đang bị hạ xuống.

b. Vận động theo phương nằm ngang

Hình 8.1. Hiện tượng uốn nếp

  • Làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này, tách dãn ở khu vực kia gây ra hiện tượng uốn nếp hiện tượng: núi uốn nếp và hiện tượng đứt gẫy hiện tượng: hẻm vực, thung lũng, các địa hào, địa lũy...

a. Hiện tượng uốn nếp

Diễn ra ở những nơi đá mềm, độ dẻo cao (đá trầm tích).

Kết quả:

  • Cường độ ban đầu yếu nếp uốn.
  • Cường độ sau (nén ép mạnh) núi uốn nếp.

Ví dụ: Các dãy núi: Uran, Thiên Sơn, Himalaya, Coocđie, Anđét…

b. Hiện tượng đứt gãy

Diễn ra ở những nơi đã cứng sẽ bị đứt gãy dịch chuyển ngược với nhau theo phương gần thẳng đứng hay phương nằm ngang.

Kết quả:

  • Cường độ tách dãn yếu đá chỉ bị nứt không dịch chuyển, tạo thành khe nứt.
  • Cường độ mạnh tạo thành địa lũy, địa hào.

Ví dụ: như thung lũng sông Hồng, dãy con voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, Biển Hồ, các hồ dài ở Đông Phi.

Hình 8.4. Đứt gãy Đông Phi và Biển Đỏ

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học, hãy nêu mối quan hệ giữa sự chuyển dịch của các mảng kiến tạo với việc hình thành các dãy núi uốn nếp.

Gợi ý làm bài

- Khi hai mảng kiến tạo dịch chuyển xô vào nhau, ở chỗ tiếp xúc của chúng (ven bờ các mảng) đá sẽ bị nén ép lại và nhô lên, hình thành các địa lũy như dãy núi cao, sinh ra động đất núi lửa...).

   Ví dụ: dãy Hi –ma-lay-a được hình thành do mảng Ấn Độ -Ỗ-xtrây-li-a xô vào mảng Âu –Á.

- Khi hai mảng tách xa nhau, ở các vết nứt tách dãn, măcma sẽ trào lên, tạo ra các địa hào như các dãy núi ngầm.

Câu 2: Nguyên nhân sinh ra nội lực?

Gợi ý làm bài

Nguyên nhân:

Do nguồn năng lương ở trong long Trái Đất như năng lượng của sự phân hủy các chất phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo quy luật của trọng lực, năng lượng của các phản ứng hóa học...

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất Địa lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Biết được khái niệm nội lực và nguyên nhân sinh ra nội lực.

- Trình bày được tác động của nội lực tới sự hình thành địa hình bề mặt Trái đất.

Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM