Công nghệ 7 Bài 53: Thực hành: Quan sát để nhận biết các loại thức ăn của động vật thủy sản (tôm, cá)
172 lượt xem
Ở các bài học trước các em đã biết về vai trò của thức ăn đối với các loài thủy sản. Để giúp các em có thể nhận biết các loại thức ăn này một cách hiệu quả qua phương pháp quan sát. Ban biên tập eLib xin giới thiệu nội dung bài học dưới đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Vật liệu và dụng cụ cần thiết
- Kính hiển vi, lọ đựng mẫu nước có chứa sinh vật phù du, lam (phiến kính), lá men, …
- Các mẫu thức ăn.
1.2. Quy trình thực hành
a. Các nhóm quan sát thức ăn tự nhiên có trong nước ao hồ bằng kính hiển vi
- Quan sát tiêu bản thức ăn dưới kính hiển vi (15x8) từ 3 – 5 lần.
- Các nhóm đặt kính hiển vi vào vị trí quan sát thuận tiện nhất.
- Hút một giọt nước cho vào lam kính, đậy lamen lên rồi cho vào kính hiển vi quan sát.
- Chỉnh để nhìn thấy vi sinh vật rõ nhất.
- Nhận dạng ,xác định tên, vẽ sơ lược hình dạng vào bản báo cáo của nhóm.
b. Phân biệt các loại thức ăn tự nhiên và nhân tạo
- Thức ăn giàu tinh bột: bột gạo, bột ngô, bột sắn.
- Thức ăn thô:cây rau ,cây phân xanh….
- Thức ăn hỗn hợp: một số loại thông dụng ở địa phương.
2. Báo cáo thực hành
Các nhóm báo cáo thực hành theo mẫu sau:
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nhận biết được một số loại thức ăn chủ yếu của tôm, cá.
- Phân biệt được thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
- Có kỹ năng phân biệt được 2 loại thức ăn là thức ăn tự nhiên và thức ăn nhân tạo.
- Phát triển kĩ năng thực hành và hoạt động nhóm.