Công nghệ 7 Bài 43: Thực hành: Đánh giá chất lượng thức ăn vật nuôi chế biến bằng phương pháp vi sinh vật

Các em đã được học và thực hành các phương pháp chế biến. Vậy tiêu chuẩn nào được sử dụng để đánh giá chất lượng thức ăn của vật nuôi? Mời các em cùng tìm hiểu qua bài học dưới đây!

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mẫu thức ăn và dụng cụ cần thiết

- Mẫu thức ăn:

  • Thức ăn ủ xanh.
  • Thức ăn ủ tinh men rượu sau 24h.

- Dụng cụ: bát (chén) sứ có đường kính 10cm, giấy đo pH, nhiệt kế, …

1.2. Quy trình thực hành

a. Quy trình đánh giá chất lượng thức ăn ủ xanh

- Quy trình đánh giá gồm có 4 bước:

  • Bước 1: Lấy mẫu thức ăn ủ xanh vào bát sứ.
  • Bước 2: Quan sát màu sắc thức ăn.
  • Bước 3: Ngửi mùi thức ăn.
  • Bước 4: Đo độ pH thức ăn ủ xanh.

Quy trình đánh giá chất lượng thức ăn ủ xanh

- Tiêu chuẩn đánh giá

Chỉ tiêu đánh giá chất lượng thức ăn ủ xanh

b. Quy trình đánh giá chất lượng thức ăn ủ men rượu

- Quy trình đánh giá gồm 3 bước:

  • Bước 1: Lấy thức ăn đã ủ, cảm nhận nhiệt độ của thức ăn.
  • Bước 2: Quan sát màu sắc của thức ăn ủ men.
  • Bước 3: Ngửi mùi của thức ăn ủ men.

  - Tiêu chuẩn đánh giá thức ăn ủ men

Tiêu chuẩn đánh giá thức ăn ư men

2. Báo cáo thực hành

- Ví dụ bảng kết quả báo cáo của một nhóm học sinh

  • Thức ăn ủ xanh có màu vàng xanh, mùi thơm, độ pH là 4.5. Dựa theo bảng tiêu chí ta có:

  • Thức ăn ủ men rượu có nhiệt độ lạnh, quá nhão, màu sắc không thay đổi, có mùi hơi hắc. Dựa theo bảng tiêu chí ta có:

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được cách đánh giá chất lượng thức ăn ủ men rượu.
  • Nêu được các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm.
  • Rèn luyện các kỹ năng về chế biến thức ăn giàu gluxit bằng men và đánh giá chất lượng thức ăn.
Ngày:20/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM