Công nghệ 7 Ôn tập phần II: Lâm nghiệp

Để giúp các em có thể hệ thống hóa được các kiến thức về Lâm nghiệp bao gồm 2 chương với 8 bài học. Bên cạnh đó là việc phát triển các kỹ năng làm bài để chuẩn bị thật tốt cho các kỳ thi sắp tới. Mời các em cùng tham khảo!

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hệ thống sơ đồ hóa kiến thức

Hệ thống hóa kiến thức về phần Lâm nghiệp

1.2. Một số kiến thức trọng tâm

a. Tại sao phải bảo vệ rừng? Dùng các biện pháp nào để bảo vệ rừng?

Gợi ý trả lời

- Bảo vệ rừng để giữ gìn tài nguyên thực vật, động vật, đất rừng hiện có.

- Những biện pháp để bảo vệ tài nguyên rừng:

  • Nghiêm cấm mọi hành động phá rừng, gây cháy rừng, lấn chiếm rừng, mua bán lâm sản trái pháp, săn bán đông vật rừng. Ai xâm phạm tài nguyên rừng sẽ bị xử lí theo luật pháp.
  • Chính quyền địa phương cơ quan lâm nghiệp phải có kế hoạch và biện pháp về: định canh, định cư, phòng chống cháy rừng, chăn nuôi gia súc.
  • Cá nhân hay tập thể chỉ được khai thác rừng và sản xuất trên đất rừng khi được cơ quan lâm nghiệp cấp giấy phép, phải tuân theo các quy định về bảo vệ và phát triển rừng.

b. Hãy nêu những điều kiện để lập vườn gieo ươm cây rừng và quy trình tạo nền đất gieo ươm cây rừng?

Gợi ý trả lời

- Điều kiện lập vườn gieo ươm:

  • Đất cát pha hay đất thịt nhẹ, không có ổ sâu bệnh.
  • Độ pH từ 6-7.
  • Mặt đất bằng hay hơi dốc.
  • Gần nguồn nước và nơi trồng rừng.

- Quy trình tạo nền đất gieo ươm cây rừng:

  • Dọn cây hoang dại.
  • Cày sâu bừa kĩ.
  • Đập và san phẳng đất.
  • Sau khi có đất ta có thể tiến hành lên luống hay đóng bầu đất.

c. Hãy nêu thời vụ và quy trình trồng cây gây rừng bằng cây non có bầu và bằng cây con rễ trần ở nước ta?

Gợi ý trả lời

- Thời vụ:

  • Miền Bắc: Là mùa xuân và mùa thu.
  • Miền Trung và các tỉnh miền Nam: Thường trồng vào mùa mưa.

- Quy trình trồng cây gây rừng bằng cây non có bầu:

  • Tạo lỗ trong hố đất có chiều sâu lớn hơn chiều cao bầu đất.
  • Rạch bỏ vỏ bầu.
  • Đặt bầu vào lỗ trong hố.
  • Lấp và nén đất lần 1.
  • Lấp và nén đất lần 2.
  • Vun gốc.

- Quy trình trồng cây gây rừng bằng cây non rễ trần:

  • Tạo lỗ trong hố đất.
  • Đặt cây vào lỗ trong hố.
  • Lấp đất kín gốc cây.
  • Nén đất.
  • Vun gốc.

d. Khai thác gỗ ở Việt Nam Giai đoạn hiện nay phải tuân theo điều kiện gì?

Gợi ý trả lời

Khai thác gỗ ở Việt Nam giai đoạn hiện nay phải tuân theo những điều kiện sau:

  • Chỉ được khai thác chọn, không được khai thác trắng.
  • Rừng còn nhiều cây gỗ to có giá trị kinh tế.
  • Lượng gỗ khai thác chọn nhỏ hơn 35% lượng gỗ rừng khai thác.

1.3. Các kiến thức cần ghi nhớ

  • Vai trò của rừng và tình hình rừng ở nước ta.
  • Quy trình kĩ thuật về gieo ươm và chăm sóc vườn gieo ươm.
  • Quy trình kĩ thuật về trồng cây gây rừng và chăm sóc rừng trồng.
  • Phân biệt các loại khai thác rừng.
  • Biện pháp bảo vệ rừng, phục hồi và nuôi dưỡng rừng.

1.4. Các kỹ năng cần đạt 

- Rèn luyện kĩ năng:

  • Làm việc với SGK
  • Quan sát, phân tích tranh ảnh
  • Tư duy sơ đồ
  • Vận dụng vào thực tế
  • Có ý thức với môi trường sống

2. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Củng cố, hệ thống được các kiến thức đã học về vai trò của rừng và nhiệm vụ của việc trồng rừng
  • Có ý thức lao động, có kỹ thuật tinh thần chịu khó, cẩn thận, chính xác, đảm bảo an toàn lao động
Ngày:19/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM