Công nghệ 7 Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng

Sâu, bệnh hại cây trồng là gì? Tác hại của chúng gây ra cho cây trồng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu Bài 12: Sâu, bệnh hại cây trồng dưới đây để trả lời các đó.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tác hại của sâu, bệnh

  • Khi bị sâu, bệnh phá hại, cây trồng sinh trưởng, phát triển kém, năng suất và chất lượng nông sản giảm, thậm chí không cho thu hoạch.
  • VD: Hoa quả bị sâu mọt xâm nhập và ăn hết phần bên trong.

1.2. Khái niệm về côn trùng và bệnh cây

a. Khái niệm về côn trùng

- Côn trùng là lớp động vật thuộc ngành chân khớp, cơ thể chia làm 3 phần: đầu, ngực, bụng

- Cấu tạo của côn trùng: Ngực có 3 đôi chân và thường có 2 đôi cánh, đầu có 1 đôi râu

- Vòng đời của côn trùng

+ Là khoảng thời gian tính từ giai đoạn trứng đến côn trùng trưởng thành và lại đẻ trứng

+ Biến thái của côn trùng là sự thay đổi cấu tạo, hình thái của côn trùng trong vòng đời

+ Côn trùng có hai kiểu biến thái:

  • Biến thái hoàn toàn gồm 4 pha: trứng, sâu trưởng thành, nhộng, sâu non.
  • Biến thái không hoàn tiểu gồm 3 pha: sâu non, trứng, sâu trưởng thành.
  • Sự khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn là với biến thái không hoàn toàn chúng gây hại mạnh nhất ở dạng trưởng thành.

- Côn trùng có thể có lợi hoặc có hại cây trồng

  • Côn trùng gây hại có kiểu biến thái hoàn toàn, ở giai đoạn sâu non chúng phá hoại mạnh nhất
  • Côn trùng gây hại có kiểu biến thái không hoàn toàn, ở giai đoạn sâu trưởng thành chúng phá hoại mạnh nhất

b. Khái niệm về bệnh cây

- Bệnh cây là: trạng thái không bình thường về chức năng sinh lí, cấu tạo và hình thái của cây dưới tác động của vi sinh vật gây bệnh và điều kiện sống không thuận lợi. Vi sinh vật gây bệnh có thể là nấm, vi khuẩn, vi rút.

c. Một số dấu hiệu khi cây trồng bị sâu, bệnh phá hoại

Khi cây bị sâu, bệnh phá hại, thường có những biến đổi về màu sắc, hình thái.

Những dấu hiệu cây bị hại

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy nêu một vài ví dụ về ảnh hưởng của sâu, bệnh hại đến năng suất và chất lượng nông sản?

Gợi ý trả lời

  • Theo tính toán của tổ chức Nông – Lương của Liên Hiệp Quốc hàng năm trên thế giới có khoản 12,4% tổng sản lượng cây trồng bị sâu phá hại, 11,6% bị bệnh phá hại.
  • Riêng đối với lúa hàng năm sâu bệnh làm hại khoản 160 triệu tấn. Ở nước ta số liệu thống kê cho thấy sâu bậnh phá hoại khoản 20% tổng sản lượng cây trồng nông nghiệp.

Câu 2: Em hãy quan sát hình 18, 19 và nêu những điểm khác nhau giữa biến thái hoàn toàn và không hoàn toàn.

Gợi ý trả lời

  • Biến thái hoàn toàn: là kiểu phát triển mà ấu trùng (sâu bướm ở côn trùng) có hình dạng và cấu tạo rất khác với con trưởng thành. Ấu trùng trải qua nhiều lần lột xác và qua giai đoạn trung gian (nhộng ở côn trùng) biến đổi thành con trưởng thành.
  • Biến thái không hoàn toàn: là kiểu phát triển mà ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống con trưởng thành (ví dụ: châu chấu không có cánh hoặc cánh chưa phát triển đầy đủ). Trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được khái niệm, tác hại của sâu, bệnh hại cây trồng.
  • Rèn luyện các kĩ năng quan sát, phân tích tranh ảnh, tư duy.
  • Có ý thức bảo vệ côn trùng có ích, phòng trừ côn trùng gây hại.
  • Có ý thức bảo vệ cây trồng xanh, sạch đẹp và có ý thức phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp thích hợp không làm ô nhiễm môi trường.
Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM