Địa lí 10 Bài 2: Một số PP biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

Thông qua bài học này sẽ giúp các em phân biệt được một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. Cụ thể là phương pháp kí hiệu, kí hiệu đường chuyển động, chấm điểm, bản đồ-biểu đồ. Ngoài ra còn có kĩ năng nhận biết được một số phương pháp phổ biến để biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ và Atlát.

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phương pháp kí hiệu

a. Đối tượng biểu hiện

- Biểu hiện các đtượng phân bố theo những điểm cụ thể.

- Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. (ví dụ: Thuỷ điện Hoà Bình được đặt trên sông Đà…)

b. Các dạng kí hiệu

Các dạng kí hiệu

- Kí hiệu hình học: Sắt, than, crôm, kim cương, vàng, nước khoáng, đá quý.

- Kí hiệu chữ: Apatít, Uranni, Bôxít, Niken, Thuỷ ngân, Antimon, Môlípđen.

- Kí hiệu tượng hình: Rừng nhiệt đới, cây lúa, hoa quả, trâu, hươu, bãi cá , nhà máy.

c. Khả năng biểu hiện

- Tên và vị trí phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng.

- Cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển

Lược đồ công nghiệp điện Việt Nam

1.2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động

a. Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên và kinh tế xã hội.

b. Khả năng biểu hiện

- Hướng di chuyển của đối tượng.

- Số lượng, tốc độ của đối tượng di chuyển.

- Ví dụ:

Gió và bão ở Việt Nam

  • Trên bàn đồ tự nhiên là hướng gió, dòng biển...
  • Trên bản đồ kinh tế - xã hội là các luồng di dân, sự vận chuyển hàng hoá, hành khách, đường hành quân...

1.3. Phương pháp chấm điểm

a. Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm.

b. Khả năng biểu hiện

- Sự phân bố của đối tượng.

- Số lượng của đối tượng.

- Ví dụ: để biểu hiện sự phân bố dân cư, một chấm có thể tương ứng với 5000 người; hoặc để biểu hiện diện tích cây trồng, một chấm có thể tương ứng với 1000 ha...

Sự phân bố dân cư

1.4. Phương pháp bản đồ - biểu đồ

a. Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện giá trị tổng cộng của một đối tượng trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ đặt vào phạm vi của đơn vị lãnh thổ đó.

b. Khả năng biểu hiện

  • Số lượng của đối tượng
  • Chất lượng của đối tượng
  • Cơ cấu của đối tượng

Phương pháp bản đồ-biểu đồ

- Ngoài các phương pháp trên còn có các phương pháp khác biểu hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ như: phương pháp kí hiệu theo đường, phương pháp đường đẳng trị, phương pháp khoanh vùng, phương pháp nền chất lượng…

Phương pháp khoanh vùng

2. Luyện tập

Câu 1: Hình 2.3 (SGK trang 11) thể hiện những nội dung nào bằng phương pháp kí hiệu đường chuyển động.

Gợi ý làm bài

  • Chế độ gió (Hướng gió, tần suất).
  • Bão (Hướng đi chuyển và tần suất).

Câu 2: Các đối tượng địa lí trên hình 2.2 (SGK trang 10) được biểu hiện bằng các phương pháp nào? Các phương pháp đó thể hiện được những nội dung nào của đối tượng địa lí?

Gợi ý làm bài

  • Phương pháp kí hiệu.
  • Thể hiện được vị trí phân bố, số lượng (quy mô), cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển của đối tượng.

Câu 3: Để thể hiện lượng mưa trung bình các tháng trong năm hoặc nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở các địa phương, người ta thường dùng

A. phương pháp kí hiệu

B. phương pháp đường chuyển động

C. phương pháp bản đồ-biểu đồ

D. phương pháp khoanh vùng

Gợi ý làm bài

Lượng mưa trung bình các tháng trong năm hoặc nhiệt độ trung bình các tháng trong năm ở các địa phương sử dụng phương pháp bản đồ-biểu đồ nhằm thể hiện giá trị tổng cộng của hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ.

Chọn: C

Câu 4: Trong phương pháp đường chuyển động, để thể hiện sự khác nhau về khối lượng hoặc tốc độ di chuyển của cùng một loại đối tượng địa lí, người ta sử dụng

A. các mũi tên dài-ngắn hoặc dày-mảnh khác nhau

B. các mũi tên có màu sắc khác nhau

C. các mũi tên có đường nét khác nhau

D. cả 3 cách trên

Gợi ý làm bài

Phương pháp kí hiệu đường chuyển động không những biểu hiện được hướng di chuyển mà còn thể hiện được cả khối lượng cũng như tốc độ di chuyển của các đối tượng địa lí bằng những mũi tên mũi tên dài-ngắn hoặc dày-mảnh khác nhau.

Chọn: A

Câu 5: Trên bản đồ, khi thể hiện mỏ sắt người ta dùng kí hiệu “hình tam giác”, đây là dạng kí hiệu nào?

A. Kí hiệu lập thể

B. Kí hiệu tượng hình     

C. Kí hiệu chữ

D. Kí hiệu hình học

Gợi ý làm bài

Trên bản đồ, khi thể hiện mỏ sắt người ta dùng kí hiệu “hình tam giác”, đây là dạng kí hiệu hình học.

Chọn: D

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ Địa lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận 

Qua bài học này các em cần nắm các kiến thức cơ bản: Phương pháp kí hiệu, Phương pháp kí hiệu đường chuyển động, Phương pháp chấm điểm, Phương pháp bản đồ – biểu đồ của bài để làm tiền đề của kiến thức nền cơ bản chuẩn bị cho các bài học sau và giúp các em hiểu hơn về địa lý không chỉ nơi em sinh sống mà còn cả đât nước Việt Nam và toàn thế giới.

Ngày:21/07/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM