Thuốc Sodium polystyrene sulfonate - Điều trị lượng kali cao trong máu
Sodium polystyrene sulfonate được dùng để điều trị lượng kali cao trong máu. Quá nhiều kali trong máu đôi khi có thể gây ra các vấn đề về nhịp tim. Thuốc hoạt động giúp cơ thể loại bỏ lượng kali dư thừa. Bài viết dưới đây sẽ thông tin cho các bạn về tác dụng, liều dùng và các vấn đề liên quan khác. Hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích dành cho mọi người.
Mục lục nội dung
Tên gốc: sodium polystyrene sulfonate
Phân nhóm: thuốc giải độc & khử độc
1. Tác dụng
Tác dụng của sodium polystyrene sulfonate là gì?
Sodium polystyrene sulfonate được dùng để điều trị lượng kali cao trong máu. Quá nhiều kali trong máu đôi khi có thể gây ra các vấn đề về nhịp tim. Thuốc hoạt động giúp cơ thể loại bỏ lượng kali dư thừa.
Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.
2. Liều dùng
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.
Liều dùng thuốc sodium polystyrene sulfonate cho người lớn như thế nào?
Liều thông thường cho người lớn bị tăng kali máu
Bạn dùng 15g, uống 4 lần/ngày.
Liều tối đa: bạn dùng 50g mỗi 6 giờ.
Liều thông thường cho người lớn dùng để xổ trực tràng
Bạn dùng 30g mỗi 6 giờ.
Liều tối đa: bạn dùng 50g mỗi 6 giờ.
Liều dùng thuốc sodium polystyrene sulfonate cho trẻ em như thế nào?
Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho trẻ dùng.
3. Cách dùng
Bạn nên dùng sodium polystyrene sulfonate như thế nào?
Bạn nên uống sodium polystyrene sulfonate thường là 1–4 lần/ngày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nếu bạn sử dụng thuốc sodium polystyrene sulfonate là dạng bột hay dạng siro, bạn nên cẩn thận đo đúng liều lượng quy định, hòa tan với nước rồi khuấy đều và uống toàn bộ liều. Bạn hãy giữ tư thế thẳng (ngồi, đứng, đi bộ) và đừng nằm xuống ít nhất 1 giờ sau khi uống thuốc.
Nếu bạn đang dùng các loại thuốc khác theo chỉ dẫn của bác sĩ, thông thường bạn uống thuốc đó ít nhất 3 giờ trước hoặc 3 giờ sau khi dùng sodium polystyrene sulfonate.
Bạn nên sử dụng sodium polystyrene sulfonate đúng theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Không sử dụng với lượng lớn hơn, nhỏ hơn hoặc lâu hơn so với chỉ định.
Nếu bạn sử dụng thuốc này để xổ trực tràng, liều quy định là khoảng mỗi 6 giờ khi cần thiết hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách.
Bạn không nên làm nóng thuốc này vì thuốc có thể hoạt động không tốt.
Liều lượng và thời gian điều trị dựa trên tình trạng sức khỏe, đáp ứng với điều trị. Bạn hãy thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ cẩn thận và không sử dụng thuốc nhiều hơn hoặc lâu hơn thời gian chỉ định vì nồng độ kali trong máu có thể quá thấp. Bạn hãy đến tái khám đúng hẹn để bác sĩ kiểm tra nồng độ kali trong máu của bạn.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy tham khảo bác sĩ hoặc dược sĩ.
Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, bạn hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.
Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Bạn không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
4. Tác dụng phụ
Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng sodium polystyrene sulfonate?
Ăn không ngon, buồn nôn/nôn hoặc táo bón có thể xảy ra, tiêu chảy có thể xảy ra ít thường xuyên hơn. Nếu bất kỳ triệu chứng nào kéo dài hoặc nặng hơn, bạn hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức.
Để ngăn ngừa táo bón, bạn hãy ăn đầy đủ chất xơ, uống nhiều nước và tập thể dục hoặc làm theo chỉ dẫn của bác sĩ. Táo bón nặng có thể trở nên rất nghiêm trọng. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để được giúp đỡ trong việc lựa chọn thuốc nhuận tràng (loại không sorbitol).
Hãy báo cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, bao gồm yếu cơ/co thắt, nhịp tim nhanh/bất thường, thay đổi tâm thần/tâm trạng (như khó chịu, lú lẫn, suy nghĩ chậm), sưng tay/mắt cá chân/bàn chân.
Thuốc này có thể gây ra các vấn đề đường ruột nghiêm trọng (hiếm khi gây tử vong) như chảy máu, tắc nghẽn. Gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn nhận thấy có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào xảy ra như táo bón nặng, đầy hơi/sưng/đau ở dạ dày/bụng, phân có màu đen/đẫm máu, ói mửa.
Bạn hãy gọi cấp cứu ngay lập tức nếu có bất kỳ tác dụng phụ rất nghiêm trọng, bao gồm tê liệt cơ bắp, co giật.
Phản ứng dị ứng rất nghiêm trọng đối với thuốc này là rất hiếm. Tuy nhiên, gọi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào của phản ứng dị ứng nghiêm trọng, bao gồm phát ban, ngứa/sưng (đặc biệt là mặt/lưỡi/cổ họng), chóng mặt nặng, khó thở.
Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
5. Thận trọng/Cảnh báo
Trước khi dùng sodium polystyrene sulfonate, bạn nên lưu ý những gì?
Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:
Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc. Thuốc này chứa một lượng lớn muối (natri), vì vậy bạn không sử dụng chất thay thế muối có chứa kali mà không hỏi bác sĩ trước. Nếu bạn có bất kỳ tình trạng nào trong số này, hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ để hạn chế lượng natri trong chế độ ăn uống của bạn như các vấn đề về thận, suy tim, huyết áp cao, sưng tay/mắt cá chân/bàn chân. Trước khi sử dụng thuốc này, hãy cho bác sĩ hoặc dược sĩ biết bệnh sử của bạn, đặc biệt là các vấn đề về dạ dày/đường ruột/ (chẳng hạn như bệnh viêm ruột, tắc ruột, táo bón mãn tính, phân khô cứng), mức kali thấp trong máu. Trước khi phẫu thuật, bạn hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ về tất cả các sản phẩm bạn sử dụng (bao gồm thuốc theo toa, thuốc không kê toa và các sản phẩm thảo dược). Người lớn tuổi có nguy cơ bị táo bón nặng hơn. Thuốc này không được dùng cho trẻ sơ sinh, đặc biệt là trẻ sinh non. Ngoài ra, trẻ sơ sinh có đường ruột chậm tiêu không được sử dụng thuốc này. Thận trọng khi sử dụng thuốc này để xổ trực tràng ở trẻ sơ sinh và trẻ em vì trẻ có thể nhạy cảm hơn với các tác dụng phụ của thuốc này, đặc biệt là táo bón nghiêm trọng và các vấn đề về đường ruột. Cho bác sĩ biết nếu bạn đang mang thai trước khi sử dụng thuốc này. Thuốc này không đi vào sữa mẹ và không gây hại cho trẻ bú mẹ. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi cho con bú.
Những điều bạn cần lưu ý khi dùng sodium polystyrene sulfonate trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật…)
Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.
6. Tương tác thuốc
Thuốc sodium polystyrene sulfonate có thể tương tác với những thuốc nào?
Một số thuốc có thể tương tác với thuốc sodium polystyrene sulfonate bao gồm thuốc kháng acid/thuốc nhuận tràng có chứa nhôm/canxi/magiê (như nhôm cacbonat, hydroxit nhôm, canxi cacbonat, magiê hydroxit).
Không sử dụng bất kỳ thuốc nhuận tràng có chứa sorbitol chung với thuốc này, vì có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về đường ruột.
Thuốc sodium polystyrene sulfonate có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược, thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.
Sodium polystyrene sulfonate có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?
Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.
Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến sodium polystyrene sulfonate?
Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
7. Bảo quản thuốc
Bạn nên bảo quản sodium polystyrene sulfonate như thế nào?
Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.
8. Dạng bào chế
Sodium polystyrene sulfonate có những dạng và hàm lượng nào?
Sodium polystyrene sulfonate có ở những dạng như sau:
Bột Siro Ống bơm trực tràng
Trên đây là những thông tin cơ bản của thuốc Sodium polystyrene sulfonate. Mọi thông tin về cách sử dụng, liều dùng mọi người nên tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ. ELib.vn khuyên bạn nên kiên trì và sử dụng đều đặn để có kết quả tốt nhất.
Tham khảo thêm
- doc Thuốc Sorbitol - Điều trị các triệu chứng táo bón và khó tiêu
- doc Thuốc Sovasol - Điều trị bệnh nấm Candida, bệnh nấm da
- doc Thuốc Sotinin - Điều trị bệnh sỏi và viêm đường tiết niệu
- doc Thuốc Sotalol - Điều trị một loại nhịp tim đập nhanh
- doc Thuốc Sorbitol tinh thể + muối natri - Điều trị táo bón hoặc trước khi phẫu thuật
- doc Thuốc Sorbitol Sanofi® - Điều trị táo bón và khó tiêu
- doc Thuốc Sorbitol Delalande® - Điều trị táo bón và khó tiêu
- doc Thuốc Sorafenib - Điều trị ung thư thận, gan và tuyến giáp
- doc Thuốc Somatropin - Điều trị thiếu hụt hormone tăng trưởng, rối loạn đường ruột
- doc Thuốc Solupred - Chống viêm và ức chế miễn dịch
- doc Thuốc Solmux® Broncho - Điều trị triệu chứng ho có đàm
- doc Thuốc Solmux® Broncho - Điều trị bàng quang hoạt động quá mức
- doc Thuốc Solcoseryl® - Sử dụng để làm dịu vết thương, vết bỏng
- doc Thuốc Sofosbuvir - Điều trị viêm gan C mãn tính, nhiễm virus gan
- doc Thuốc Soffell - Thuốc chống muỗi
- doc Thuốc Sodium phenylbutyrate - Điều trị một rối loạn di truyền nhất định
- doc Thuốc Sodium Oxybate - Điều trị chứng ngủ rũ
- doc Thuốc Smoflipid® 20% - Cung cấp năng lượng và axit béo thiết yếu
- doc Thuốc Smofkabiven Peripheral® - Sản phẩm dinh dưỡng ngoài đường tiêu hóa
- doc Thuốc Smecta® - Điều trị tiêu chảy cấp tính và mạn tính
- doc Thuốc Smart-Air - Đều trị bệnh hen phế quản mạn tính