Cách quản lý nhân sự hiệu quả dành cho lãnh đạo

Kỹ năng quản lý nhân sự tài tình là chìa khóa đem lại thành công cho mọi nhà lãnh đạo và doanh nghiệp. Dưới đây, eLib xin chia sẻ đến bạn 10 cách quản lý nhân sự hiệu quả nhằm giúp bạn quản lý và gắn kết đội ngũ nhân viên thúc đẩy năng suất làm việc hiệu quả đem lại lợi ích cho doanh nghiệp. Mời các bạn cùng tham khảo.

Cách quản lý nhân sự hiệu quả dành cho lãnh đạo

Tố chất lãnh đạo hiệu quả là động cơ thúc đẩy nhóm bạn luôn tạo ra năng suất ổn định trong khi vẫn ham muốn cải thiện bản thân, cũng như trau dồi lòng trung thành giữa các đồng nghiệp, bản thân bạn và lý tưởng nhất là ở cấp độ toàn công ty. Ban đầu nghe có vẻ khó khăn, nhưng cũng không phải là không thể nếu bạn tiếp cận với thái độ đúng đắn và ưu tiên hàng đầu.

1. Giao tiếp một cách thông minh

Một số nhà quản lý đã nhầm lẫn khi tin rằng quát tháo ra lệnh và reo rắc nỗi sợ hãi trong nhân viên là điểm nổi bật của thành công trong cách quản lý. Nhưng nếu đây là chiến lược của bạn, bạn dường như chỉ thành công trong việc tạo ra một môi trường không có động lực, và đối đầu giữa các nhân viên.

Thay vào đó, bạn hãy dành thời gian để học cách giao tiếp hiệu quả với từng nhân viên. Thật vậy, một số thường tuân theo những chỉ thị kiên định, nhưng tôn trọng, trong khi những người khác phản ứng tốt hơn với giọng điệu mềm mại và thái độ trìu mến. Bằng cách điều chỉnh phong cách quản lý của bạn để mỗi nhân viên, và không nên mong đợi nhân viên của bạn phù hợp với những thay đổi của bạn.

Bất kể bạn giao tiếp như thế, nhưng điều cần phải nhất quán là bạn luôn phải thẳng thắn và trung thực. Đừng cố gắng vòng vo tam quốc hoặc lãng tránh giải thích một cách chính xác. Ví dụ là có phải dòng tiền thu chi của doanh nghiệp không được ghi nhận lại một cách chính xác? Vậy hãy giải thích vấn đề cho những người có trách nhiệm và cho họ biết bạn sẽ giao cho họ trọng trách đối với nhiệm vụ mà bạn đã chỉ ra.

2. Đảm đương trọng trách

Hay một cách đơn giản là, nếu bạn phạm phải sai lầm, thì bạn là người chịu trách nhiệm đối với nó. Đừng bị cám dỗ để vượt nhằm đổ lỗi lên nhân viên nếu đó là lỗi của bạn, vì điều này có thể làm bạn mất uy tín và niềm tin từ nhân viên của bạn.

3. Thấu hiểu đội ngũ của mình

Hãy hỏi bất kỳ huấn luyện viên bóng đá chuyên nghiệp về những điểm mạnh và điểm yếu của từng cầu thủ mà họ quản lý. Huấn luyện viên ấy có thể ngay lập tức nói ra mà không cần suy nghĩ quá nhiều.

Họ thấu hiểu từng cá nhân từ trong ra ngoài. Điều gì khiến cá nhân ấy nổi bật. Điều gì là điểm mạnh và đâu là điểm yếu. Họ ghi chép từng thông tin một cách chi tiết. Và sử dụng chúng để huấn luyện, đào tạo dàn cầu thủ và nâng cao thành tích của đội bóng.

Là một người quản lý, công việc của bạn là làm điều tương tự với đội ngũ nhân viên của mình:

  • Biết điểm mạnh cũng quan trọng như biết điểm yếu của từng người.
  • Sử dụng kiến ​​thức của bạn để phát triển kỹ năng cho nhân viên.
  • Rèn luyện cho mỗi nhân viên với các bộ kỹ năng khác nhau.
  • Khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau thay vì luôn phụ thuộc vào sự hướng dẫn từ quản lý.

Một huấn luyện viên giỏi biết rõ vạch xuất phát, tài năng tiềm ẩn của từng người. Và cần làm gì để tài năng đó phát triển.

4. Xử lý xung đột

Cho dù phải đối mặt giảm năng suất hoặc tranh chấp giữa các phòng ban trong công ty, thì hoàn toàn phụ thuộc vào bạn nhằm thiết lập những giới hạn và duy trì một môi trường làm việc ôn hòa. Nếu bạn không có đủ khả năng để trực tiếp giải quyết vấn đề, bạn hãy cân nhắc thuê một nhân viên được đào tạo đặc biệt về huấn luyện để giúp bạn vượt qua những xung đột này.

5. Khen ngợi và khen thưởng nhân viên

Nếu doanh thu bán hàng của công ty đạt mục tiêu hoặc vượt quá kỳ vọng trong tháng trước, bạn không nên đắm mình trong vinh quang một mình. Hãy cảm ơn tất cả những người đã góp sức vào sự thành công này. Không có gì có thể tạo động lực hơn khen ngợi và khen thưởng, và có rất nhiều cách để bạn có thể thưởng cho nhân viên của bạn mà không thâm hụt ngân sách. Ví dụ, bạn có thể đưa các nhân viên có năng suất hàng đầu tham gia các hoạt động bên ngoài voà cuối tuần, có thể là mua vé xem một sự kiện thể thao hoặc buổi hòa nhạc, hoặc thậm chí trải nghiệm du lịch qua đêm ở một thành phố khác. Xây dựng mối quan hệ như vậy có thể gặt hái những phần thưởng to lớn trong việc xây dựng động lực và lòng trung thành của nhân viên.

6. Lên tiếng đúng lúc

Nếu bạn đang vững tin xử lý mâu thuẫn nội bộ, bạn có thể sẵn sàng thoải mái thể hiện một ý kiến trái chiều về hiện trạng. Hãy thể hiện sự nhiệt tình cho những ý tưởng và quan điểm của bạn để ghi dấu ấn như là một nhà lãnh đạo và doanh nhân thành đạt, và bạn cần phải có sự tin tưởng đội ngũ nhân viên vào khả năng của bạn.

Tuy nhiên, việc cân nhắc thời điểm thích hợp để lên tiếng đòi hỏi sự khéo léo. Điều cuối cùng bạn muốn làm có thể gây nên xúc phạm hoặc chiếu cố nhân viên. Ngoài ra, hãy thành thật với chính bản thân, và tách cái tôi ra khỏi những ý tưởng mà bạn đưa ra. Nếu những đề xuất của bạn bị phớt lờ, không nên cảm thấy bị xúc phạm. Bạn sử dụng một đội ngũ chuyên gia mà bạn tin tưởng, và nếu những lời khuyên của họ chống lại những ý tưởng hay sáng kiến của bạn, điều đó có thể đem lợi ích tốt nhất tới cho bạn khi nghe theo lời khuyên của nhân viên.

7. Dẹp bỏ cái tôi trong đội

Người quản lý nhân sự giỏi không chỉ thấu hiểu nhân viên của mình. Đội ngũ nhân viên thường có một mô hình nhất định về mục tiêu phát triển, hình thành, định mức, tư duy và hiệu suất. Quản lý nên cùng với đội ngũ của mình từng bước khuyến khích và hỗ trợ cho nhau.

8. Đừng chỉ chọn con đường dễ

Nó có vẻ như là tôn chỉ hợp lý nhất để kết hợp một nhóm những người có chung tính cách và đặc điểm tương tự. Những người như vậy sẽ dễ dàng hòa hợp với nhau.

Tuy nhiên, bước đi thông minh sẽ là tập hợp một nhóm người có tính cách hơi khác nhau, để có thể đem lại các quan điểm và giải pháp đa dạng cho từng tình huống. Có thể xem xét các phương án khác nhau để làm việc, phối hợp cùng nhau vượt qua những trở ngại.

Tin chúng tôi đi, bạn sẽ có rất nhiều câu chuyện để kể về một đội ngũ tuyệt vời với khả năng lãnh đạo tài ba của mình.

9. Chuẩn bị cho thành công trong tương lai

Hãy tích cực và tham gia vào công tác tuyển dụng. Đăng ký những khóa đào tạo kỹ năng phỏng vấn để tìm hiểu các câu hỏi và kỹ năng tuyển dụng. Điều đó sẽ giúp bạn tìm thấy những con người tiềm năng và loại bỏ những câu hỏi vô ích cho ứng viên.

10. Đoàn kết là sức mạnh

Hãy để đội ngũ của bạn tìm hiểu và học hỏi không ngừng bằng cách đa dạng hóa công việc. Điều này quay trở lại nguyên tắc nhận biết điểm mạnh và điểm yếu của đội ngũ. Chỉ định công việc cho các thành viên trong nhóm dựa trên khả năng của họ. Đưa ra rõ ràng những gì cần phải được thực hiện và định nghĩa về sự hoàn thành.

Là một người quản lý, có thể sẽ khó giao phó các thành viên với một nhiệm vụ mà quản lý thường phải làm mà không có sự lo ngại ban đầu. Nhưng, cho phép họ đảm nhận những nhiệm vụ mà họ chưa từng làm sẽ cho họ thấy rằng bạn tin tưởng họ đến thế nào. Nó cũng sẽ giải phóng thêm thời gian để bạn hoàn thành các công việc khác.

Một số nhà quản lý có thể gặp một khoảng thời gian khó khăn ban đầu để làm điều đó. Nhưng nếu mạnh dạn thực hiện, nhà quản lý ấy có thể hoàn thành nhiều việc hơn. Đồng thời phát triẻn kỹ năng quản lý nhóm, cũng như nâng cao năng lực cho đội ngũ của mình.

Ngày:21/07/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM