Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt Ngữ văn 8 siêu ngắn

Nội dung bài soạn dưới đây nhằm giúp các em có thể hệ thống hóa được nội dung của bài "Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt". Hy vọng rằng bài soạn này sẽ hữu ích cho các em. Mời các em cùng tham khảo nhé!

Soạn bài Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt Ngữ văn 8 siêu ngắn

1. Các kiểu câu đã học

1.1. Soạn câu 1 trang 130 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Những kiểu câu trong ngữ liệu trên đều là kiểu câu trần thuật.

1.2. Soạn câu 2 trang 131 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Đặt một câu nghi vấn dựa vào nội dung của câu (2) ở bài tập 1:

- Bản tính tốt đẹp ấy đã bị cái gì che lấp chăng?

1.3. Soạn câu 3 trang 131 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Hãy đặt câu cảm thán chứa một trong những từ như vui, buồn, hay, đẹp:

- Tôi đã được nghe một bài hát thật hay!

- Tôi buồn vì điều đó!

- Ôi! Bông hoa thật đẹp

- Vui quá đi!

1.4. Soạn câu 4 trang 131 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Phân loại các kiểu câu như sau:

- (1), (3), (6): Câu trần thuật.

- (4): Câu cầu khiến.

- Còn lại là câu nghi vấn.

2. Hành động nói

2.1. Soạn câu 1 trang 131 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Xác định hành động nói của những ngữ liệu đã cho như sau: 

- "Tôi bật cười bảo lão" -> Hành động nói là trình bày.

- "Sao cụ lo xa quá thế?" -> Hành động nói là bộc lộc cảm xúc.

- "Cụ còn khỏe lắm, chưa chết đâu mà sợ!" -> Hành động nói là trình bày.

- "Cụ cứ để tiền ấy mà ăn, lúc chết hãy hay!" -> Hành động nói là điều khiển.

- "Tội gì bây giờ nhịn đói mà để tiền lại" -> Hành động nói là trình bày.

- "Không, ông giáo ạ!" -> Hành động nói là trình bày.

- "Ăn mãi hết đi thì đến lúc chết lấy gì mà lo liệu?" -> Hành động nói dùng để hỏi.

2.2. Soạn câu 2 trang 132 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Nhìn chung các kiểu câu đã cho là:

- Kiểu câu trần thuật có hành động nói là trình bày, cách dùng là trực tiếp.

- Kiểu câu nghi vấn có hành động nói là bộc lộ cảm xúc, cách dùng là gián tiếp.

- Kiểu câu nghi vấn có hành động nói là hỏi, cách dùng là trực tiếp.

2.3. Soạn câu 3 trang 132 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Viết câu theo yêu câu như sau:

a. Tôi xin cam đoan sẽ không sử dụng các chất kích thích khi tham gia giao thông.

b. Con xin hứa trong năm học tới con sẽ cố gắng học tốt hơn nữa!

3. Lựa chọn trật tự từ trong câu

3.1. Soạn câu 1 trang 132 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Người viết dựa theo những cảm xúc của nhân vật để sắp xếp trật tự từ trong câu văn đã cho.

3.2. Soạn câu 2 trang 132 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

a. Tạo sự liên kết giữa các câu.

b. Nhấn mạnh nội dung của câu nói.

3.3. Soạn câu 3 trang 133 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

- Trật từ từ sắp xếp theo câu thứ nhất mang lại hiệu quả về tính nhạc nhiều hơn. Bởi vì có sự hài hòa về luật bằng, trắc.

Ngày:12/01/2021 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM