Soạn bài Chương trình địa phương - phần Văn Ngữ văn 8 siêu ngắn

Tài liệu dưới đây nhằm giúp các em rèn luyện và nâng cao kĩ năng viết bài văn nghị luận về một hiện tượng đáng báo động ở địa phương mà em đang sống. Chúc các em học tập thật tốt nhé!

Soạn bài Chương trình địa phương - phần Văn Ngữ văn 8 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 126 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Văn bản nhật dụng ở lớp 8 đề cập đến các vấn đề môi trường, dân số, thuốc lá qua các bài như sau:

- "Thông tin về trái đất năm 2000".

- "Bài toán dân số".

- "Ôn dịch thuốc lá".

2. Soạn câu 2 trang 126 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Nơi em sống có những vấn đề đáng báo động như sau:

- Hiện tượng xả rác bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nước.

- Bạo lực gia đình.

- Tai nạn giao thông.

- Nạn thực phẩm bẩn.

- Tên nạn dùng ma túy...

3. Soạn câu 3 trang 126 SGK Ngữ văn 8 siêu ngắn

Viết bài văn nghị luận về một vấn đề nào đó ở địa phương em: Chọn vấn đề bạo lực gia đình:

Ngày nay, xã hội ngày càng phát triển thì những tệ nạn xã hội diễn ra ngày càng phức tạp hơn. Nhiều vấn nạn gây nhức nhối trong xã hội hiện nay như: ma tuý, trộm cướp, hiếp dâm, bạo lực học đường và nhất là bạo lực gia đình, bạo hành gia đình. Đây là một trong những vấn đề phi đạo đức nhất trong xã hội bây giờ.

Trước hết, chúng ta cần hiểu bạo lực gia đình, bạo hành gia đình là gì? Bạo lực, bạo hành gia đình là một khái niệm chỉ việc người thân trong cùng một gia đình mâu thuẫn với nhau tới mức dùng tới vũ lực như: chửi nhau, thậm chí đánh nhau, giết nhau. Như ba mẹ đánh đập con cái không thương tiếc, chồng đánh đập, giằng xéo vợ không lý do, con cái đánh đập cha mẹ già. Những biểu hiện đó đều đã nêu lên tính phi đạo đức, vô đạo đức của hiện tượng bạo lực gia đình, bạo hành gia đình.

Hiện nay, ở các nước kém phát triển, trình độ dân trí thấp, bạo lực gia đình là một hiện tượng tràn lan, xuất hiện với tỉ lệ cao. Hiện tượng cha mẹ bạo hành con cái dưới danh nghĩa là dạy bảo, giáo huấn, đưa ra cho con những bài học dưới biện pháp nghiêm khắc và cứng rắn nhưng những hành động lại thô bạo, dã man như đánh đập, chửi mắng, miệt thị. Người chồng, người cha gia trưởng trong gia đình tự cho mình quyền quyết định tất cả, có quyền đánh đập vợ con khi cảm thấy bản thân bực bội…

Hàng ngày chúng ta vẫn thấy xuất hiện thường xuyên trên những phương tiện thông tin đại chúng, những bảng tin tức lớn những tin tức về bạo lực gia đình nghiêm trọng đến mức nạn nhân vẫn còn nhỏ mà phải vào viện cấp cứu, nguy hiểm tính mạng. Trước đây, ông cha ta đã quan niệm “Thương cho roi cho vọt” nhưng bây giờ, quan điểm dạy bảo con cái, cháu chắt lại trở thành cái cớ khiến cho những hành động bạo lực gia đình hiên ngang diễn ra.

Trong thâm tâm mình, tôi rất phẫn nộ và muốn lên án vấn nạn bạo lực gia đình. Tôi muốn tìm lại hai tiếng công bằng cho cuộc sống của những người đang bị hành hạ, ngược đãi. Tôi muốn xã hội hãy bắt giữ hết những tên tội phạm này và xét xử thật nghiêm khắc. Tôi muốn mình được là một ai đó, đem tiếng nói sức tài bé mọn của mình để chung tay với cộng đồng ngăn chặn và xóa bỏ tệ nạn này trong cuộc sống. Và điều cuối cùng tôi mong muốn là dù cho những người phạm tội đó đã từng là ai, họ đã từng gây ra tội lỗi gì thì khi quay trở lại với cuộc sống xin mọi người hãy đón nhận, để họ được sống trong tình yêu thương, để hoàn lương làm một người tốt.

Qua mỗi câu chuyện là một bài học kinh nghiệm, là nỗi khát khao cầu mong sự bình yên trong cuộc sống. Qua đây, tôi được trải lòng mình sau những thực hư ẩn trong nhiều bài báo, những chuyện được nghe. Còn bạn thì sao? Bạn đã hiểu và rút ra bài học gì chưa? Tôi chợt nhận ra rằng, từ nay mình cần bỏ đi những thói hư ích kỉ, những hờn giận nhỏ nhen. Hãy yêu thương nhiều hơn nữa để cho cuộc sống lại có thêm một màu sắc mới của tình thương và tình người.

(Sưu tầm)

Ngày:12/01/2021 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM