Giải bài tập SBT Hóa 8 Bài 2: Chất

Hướng dẫn Giải bài tập Sách bài tập Hóa học 8 Bài 2 dưới đây sẽ giúp các em học sinh nắm vững phương pháp giải bài tập và ôn luyện tốt kiến thức. Mời các em cùng theo dõi.

Giải bài tập SBT Hóa 8 Bài 2: Chất

1. Giải bài 2.1 trang 3 SBT Hóa học 8

Chép vào vở bài tập các câu sau đây với đầy đủ các từ hay cụm từ thích hợp:

"Các vật thể …. đều gồm một số ... khác nhau, ... được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là ... hay hỗn hợp một số ... Nên ta nói được:

Đâu có ... là có ..."

Phương pháp giải

Để trả lời các câu hỏi trên cần nắm rõ tính chất về chất.

Hướng dẫn giải

Các vật thể tự nhiên đều gồm một số chất khác nhau, vật thể nhân tạo được làm ra từ vật liệu. Mọi vật liệu đều là chất hay hỗn hợp một số chất. Nên ta nói được

Đâu có vật thể là có chất.

2. Giải bài 2.2 trang 3 SBT Hóa học 8

Hãy phân biệt từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo, hay chất trong các câu sau đây:

- Trong quả chanh có nước , axit xitric (có vị chua) và một số chất khác.

- Cốc bằngthủy tinh dễ vỡ so với cốc bằng chất dẻo.

- Thuốc đầu que diêm được trộn một ít lưu huỳnh.

- Quặng apatit ở Lào Cai có chứa canxi photphat với hàm lượng cao.

- Bóng đèn điện được chế tạo từ thủy tinh, đồng và vonfram (một kim loại chịu nóng, làm dây tóc).

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần biết phân biệt vật thể tự nhiên, vật thể nhân tạo và chất.

Hướng dẫn giải

- Vật thể tự nhiên: qua chanh, quặng.

- Vật thể nhân tạo: côc, bóng đèn điện.

- Chất: nước axit xitric, thủy tinh, chất dẻo, lưu huỳnh, canxi photphat, đồng, vonfram.

3. Giải bài 2.3 trang 3 SBT Hóa học 8

Trong số các tính chất kể cả dưới đây của chất, biết được tính chất nào bằng quan sát trực tiếp, tính chất nào dung dụng cụ đo, tính chất nào phải làm thí nghiệm mới biết được:

Màu sắc , tính tan trong nước, tính dẫn điện, khối lượng riêng, tính cháy được, trạng thái, nhiệt độ nóng chảy.

Phương pháp giải

Để trả lời các câu hỏi trên cần nắm rõ tính chất về chất.

Hướng dẫn giải

- Tính chất quan sát trực tiếp: màu sắc, trạng thái.

- Tính chất dùng dụng cụ đo: khối lượng riêng, nhiệt độ nóng chảy.

- Tính chất phải làm thí nghiệm: tính tan trong nước, tính dẫn điện, tính cháy được.

4. Giải bài 2.4 trang 3 SBT Hóa học 8

Căn cứ vào tính chất nào mà:

a) Đồng, nhôm được dùng làm ruột dây điện; còn chất dẻo, cao su được dùng làm vỏ dây?

b) Bạc dùng để tráng gương ?

c) Cồn được dùng để đốt ?

Phương pháp giải

Cần nắm rõ tính chất đặc trưng của mỗi chất để giải thích những ứng dụng của mỗi chất ở đề bài.

Hướng dẫn giải

a) Căn cứ vào tính dẫn điện của đồng và nhôm nên được sử dụng làm dây dẫn điện còn chất dẻo, cao su không dẫn điện nên được dùng làm vỏ dây.

b) Căn cứ vào tính chất bạc có ánh kim và phản xạ tốt nên dùn để tráng gương.

c) Căn cứ vào tính chất cồn cháy được, khi cháy tỏa nhiều nhiệt nên cồn được dùng để đốt.

5. Giải bài 2.5 trang 4 SBT Hóa học 8

Cho biết axit là những chất có thể làm đổi màu quỳ tím thành đỏ (trong phòng thí nghiệm dùng giấy tẩm quỳ).

Hãy chứng tỏ rằng trong nước vắt từ quả chanh có chất axit (axit xitric).

Phương pháp giải

Gợi ý: Dùng giấy tẩm quì nhúng vào nước chanh.

Hướng dẫn giải

Nhúng quỳ tím vào nước chanh, quan sát quỳ tím hóa đỏ.

6. Giải bài 2.6 trang 4 SBT Hóa học 8

Kim loại thiếc có nóng chảy xác định là: tonc = 232oC.

Thiếc hàn nóng chảy ở khoảng 180oC. Vậy, thiếc hàn là chất tinh khiết hay có lẫn tạp chất khác?

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần ghi nhớ: Thiếc hàn nóng chảy ở nhiệt độ khác với nhiệt độ nóng chảy xác định của thiếc. Vậy thiếc hàn là chất không tinh khiết, có trộn lẫn chất khác.

Hướng dẫn giải

Thiếc hàn là chất không tinh khiết, có lẫn tạp chất.

7. Giải bài 2.7 trang 4 SBT Hóa học 8

Câu sau đây có 2 ý nói về nước cất: "Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 102oC".

Hãy chọn phương án đúng trong các phương án sau:

A. Cả hay ý đều đúng.    

B. Cả hai ý đều sai.

C. Ý 1 đúng, ý 2 sai    

D. Ý 1 sai, ý 2 đúng.

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ nước sôi ở 100oC.

Hướng dẫn giải

Chọn C (vì nước sôi ở 100oC).

8. Giải bài 2.8 trang 4 SBT Hóa học 8

Cồn (rượu etylic) là một chất lỏng, có nhiệt độ tos =78,3oC và tan nhiều trong nước.

Làm thế nào để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước?

Phương pháp giải

Dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi để ta sử dụng phương pháp chưng cất để tách riêng được cồn từ hỗn hợp cồn và nước.

Hướng dẫn giải

Đem hỗn hợp cồn và nước đun lên đến 80oC, cồn có nhiệt độ thấp hơn nước nên sẽ bay ra. Hơi cồn được dẫn qua ống làm lạnh sẽ ngưng tụ lại thành những giọt cồn lỏng. Giữ được nhiệt độ ở trên 80oC một vài độ đến khi không còn hơi cồn thì dừng lại.

Ngày:13/08/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM