Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Để các em có thêm tài liệu tham khảo eLib xin giới thiệu nội dung giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long dưới đây. Tài liệu được eLib biên soạn và tổng hợp với nội dung các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải đầy đủ chi tiết. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Giải bài 1 trang 85 SBT Địa lí 9
Dựa vào hình sau:
a) Hoàn thành bảng chú giải
b) Ghi tên vùng, tên nước, tên vịnh biển, tên biển tiếp giáp với vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
c) Dựa vào lược đồ em vừa hoàn thành và vốn hiểu biết, nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng.
Phương pháp giải
- Dựa vào lược đồ Đồng bằng sông Cửu Long để:
+ Hoàn thành bảng chú giải
+ Xác định vùng, nước, vịnh biển, biển tiếp giáp
- Dựa vào vị trí địa lí của vùng Đồng bằng sông Cửu Long để nêu lên ý nghĩa:
+ Kề liền với Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển mạnh
+ Giáp Campuchia với đường biên giới dài và giao lưu rất thuận lợi
+ Giáp Biển Đông với bờ biển dài và các vùng biển rộng lớn
+ Ở cực nam của đất nước, gần xích đạo, khí hậu có tính chất cận xích đạo rõ rệt
Gợi ý trả lời
a) Hoàn thành chú giải:
1. Long An 8. Kiên Giang
2. Đồng Tháp 9. Hậu Giang
3. Tiền Giang 10. Trà Vinh
4. Bến Tre 11. Sóc Trăng
5. An Giang 12. Bạc Liêu
6. Cần Thơ 13. Cà Mau
7. Vĩnh Long
b) Vùng Đồng bằng sông Cửu Long Có vị trí nằm liền kề vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông.
c) Ý nghĩa vị trí địa lí của vùng:
– Kề liền với Đông Nam Bộ là vùng kinh tế phát triển mạnh, là thị trường tiêu thụ nhiều sản phẩm của Đồng bằng sông Cửu Long (nông sản, thủy sản) và sử dụng nhiều lao động của đồng bằng.
– Giáp Campuchia với đường biên giới dài và giao lưu rất thuận lợi (cả đường bộ và đường sông), Đồng bằng sông Cửu Long có lợi thế để phát triển các mối quan hệ hợp tác với các nước Tiểu vùng sông Mê công.
– Giáp Biển Đông với bờ biển dài và các vùng biển rộng lớn. Các vùng biển có nhiều bãi tôm, bãi cá, bờ biển có nhiều bãi triều, rừng ngập mặn, cửa sông thuận lợi cho việc đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giao lưu với nhiều vùng trong nước và nước ngoài bằng đường biển.
– Ở cực nam của đất nước, gần xích đạo, khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long có tính chất cận xích đạo rõ rệt, nguồn nhiệt ẩm dồi dào, thời tiết ít biến động, ít thiên tai. Đồng bằng sông Cửu Long có điều kiện thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới quanh năm, đặc biệt là trồng lúa nước và các cây ăn quả nhiệt đới.
2. Giải bài 2 trang 85 SBT Địa lí 9
Nối chữ ở cột A với những ô chữ thích hợp ở cột B sao cho phù hợp:
Phương pháp giải
Để nối với các ý ở cột B cho phù hợp cần nắm được ý nghĩa của sông Mê Công đối với đồng bằng sông Cửu Long:
- Nguồn nước dồi dào
- Bồi đắp phù sa
- Giao thông đường thủy quan trọng
- Tác dụng của mùa nước lên
- Cung cấp nguồn thủy sản
- Phát triển du lịch
Gợi ý trả lời
Nối các ý ở cột A với các ý số 1, 2, 3, 4, 5, 6 ở cột B.
3. Giải bài 3 trang 85 SBT Địa lí 9
Dựa vào bảng 35.1 SGK. Một số tiêu chí phát triển dân cư, xã hội ở Đồng bằng sông Cửu Long, năm 1999 trang 127 hãy:
a) Nêu khái quát về đặc điểm dân cư, xã hội, của đồng bằng sông Cửu Long
b) Tại sao đưa vấn đề nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị ở đồng bằng này?
Phương pháp giải
a) Dựa vào số liệu trong bagr đã cho để trình bày khái quát về:
- Đặc điểm dân cư: số dân, mật độ dân số, tỉ lệ gia tăng tự nhiên, thành phần dân tộc
- Đặc điểm xã hội: GDP / người, trình độ đo thị hóa, mặt bằng dân trí
b) Để giải thích việc phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị dựa vào:
- Những hạn chế: dù giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu lao động
- Lợi ích đem lại: thu hút đầu tư từ các vùng khác, nâng cao chất lược cuộc sống
Gợi ý trả lời
a) Đặc điểm dân cư – xã hội của Đồng bằng sông Cửu Long:
- Đặc điểm dân cư:
+ Số dân đông, hơn 17,4 triệu người (2006), (chiếm 20,7% dân số cả nước), xếp thứ hai sau vùng Đồng bằng sông Hồng).
+ Mật độ dân số cao, năm 2006 là 429 người/km2 (gấp gần 1,7 lần mật độ dân số của cả nước), phân bộ dân cư chênh lệch lớn giữa thành thị – nông thôn và giữa các địa phương (khỏang 80% dân số sống ở nông thôn, mật độ dân số của vùng đất phù sa ngọt cao hơn nhiều các vùng đất phèn và đất mặn).
+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số tương đương với mức trung bình của cả nước, tuổi thọ trung bình cao hơn tuổi thọ trung bình của cả nước.
+ Về thành phần dân tộc, ngoài người Kinh còn có người Khơ – me, người “Chăm, người Hoa.
- Đặc điểm xã hội: So với mức chung của cả nước
+ GDP / người thấp hơn nhưng tỉ lệ hộ nghèo ít hơn
+ Trình độ đô thị hóa thấp hơn.
+ Mặt bằng dân trí còn thấp, tỉ lệ người lớn biết chữ thấp
b) Ở Đồng bằng sông Cửu Long, phải đặt vấn đề phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị vì:
– Đồng bằng sông Cửu Long là vùng giàu tiềm năng nhưng mặt bằng dân trí còn thấp, thiếu lao động có chuyên môn kĩ thuật, làm hạn chế việc khai thác các tiềm năng để đẩy mạnh phát triển kinh tế.
– Tỉ lệ dân đô thị còn thấp cho thấy trình độ công nghiệp hóa ở đồng bằng còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm
→ Phát triển kinh tế đi đôi với nâng cao mặt bằng dân trí và phát triển đô thị sẽ:
– Thu hút mạnh hơn đầu tư của các vùng khác trong nước và của nước ngoài, từ đó phát huy tốt hơn các thế rnạnh về tự nhiên và lao động của vùng để đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
– Nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư.
Tham khảo thêm
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 19: TH: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển CN
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 22: TH: Vẽ và phân tích biểu đồ về MQH giữa dân số, sản lượng lương thực và bình quân lương thực
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 27: Thực hành: Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 30: Thực hành: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ(tiếp theo)
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 34: Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở ĐNB
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 37: Thực hành: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở ĐBSCL
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp theo)
- doc Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 40: Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí