Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ(tiếp theo)

Dựa theo nội dung SBT Địa lí 9 Bài 32 eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập Vùng Đông Nam Bộ. Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SBT Địa lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ(tiếp theo)

1. Giải bài 1 trang 78 SBT Địa lí 9

Dựa vào bảng 32

Bảng 32. CƠ CẤU KINH TẾ CỦA ĐÔNG NAM BỘ, THỜI KÌ 1995 - 2010

(Đơn vị: %)

Em hãy:

a) Vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ, thời kì 1995 - 2010.

b) Qua biểu đồ, kết hợp với vốn kiến thức của bản thân, nêu nhận xét về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, thời kì 1995 - 2010.

Phương pháp giải

a) Dựa vào số liệu đã cho để vẽ biểu đồ miền thể hiện cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ

b) Từ biểu đồ đã vẽ để nêu nhận xét:

- Tăng dần tỉ trọng ngành CN và dịch vụ 

- Giảm tỉ trọng khu vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp

Gợi ý trả lời

a) Vẽ biểu đồ

Biểu đồ cơ cấu kinh tế của Đông Nam Bộ, thời kì 1995 - 2010

b) Nhận xét:

Cơ cấu kinh tế Đông Nam Bộ đã có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa tức là:

+ Tăng dần tỉ trọng ngành CN và dịch vụ (CN tăng từ 53,6%/1995 à 54,2%/2010, DV tăng từ 36,8%/1995 à 39,8%/2010)

+ Giảm tỉ trọng khu vực Nông-Lâm-Ngư nghiệp ( 6,6%/1995 à 6,0%/2010)

Tuy nhiên tốc độ chuyển dịch vẫn còn khá chậm chạp.

2. Giải bài 2 trang 78 SBT Địa lí 9

Nối ô chữ số (1), ô chữ số (2) với các ô chữ thích hợp ở giữa để nêu đúng sự khác biệt trong cơ cấu sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ trước và sau năm 1975.

Phương pháp giải

Để chỉ ra sự khác biệt trong cơ cấu sản xuất công nghiệp của vùng Đông Nam Bộ trước và sau năm 1975, cần ghi nhớ:

- Trước năm 1975: Phụ thuộc nước ngoài, chủ yếu ở Sài Gòn, Chợ Lớn, ít phát triển

- Sau năm 1975: Nền CN tự chủ, cơ cấu đa dạng, CN hiện đại,...

Gợi ý trả lời

- Nối ô số (1) với các ý: a, c, e

- Nối ô số (2) với các ý: b, d, g, h

3. Giải bài 3 trang 79 SBT Địa lí 9

Quan sát hình 32.2. Lược đồ kinh tế vùng Đông Nam Bộ, tr. 118 SGK. hãy hoàn thành bảng tổng kết dưới đây:

Phương pháp giải

Để hoàn thành số liệu cần dựa vào lược đồ đã cho để xác định các ngành công nghiệp của:

- TP. Hồ Chí Minh: năng lượng, luyện kim,...

- Bà Rịa Vũng Tàu: Luyện kim, cơ khí, hóa chất,...

- Biên Hòa: Luyện kim, chế biến lương thực, thực phẩm,...

Gợi ý trả lời

4. Giải bài 4 trang 79 SBT Địa lí 9

Dựa vào bảng 32.2. Một số cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ, năm 2002, tr 119 SGK, em hãy:

a) Cho biết sự phân bố một số cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ 

b) Kết hợp với SGK, vốn hiểu biết trình bày tình hình trồng một số cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ.

Phương pháp giải

a) Để xác định nơi phân bố một số cây công nghiệp lâu năm ở vùng Đông Nam Bộ, cần dựa vào bảng 32.2, trang 119 SGK như yêu cầu của câu hỏi

b) Để trình bày tình hình trồng một số cây công nghiệp lâu năm ở Đông Nam Bộ, dựa vào đặc điểm về diện tích và nơi phân bố các cây trồng:

- Cao su 

- Cà phê

- Hồ tiêu

- Điều

Gợi ý trả lời

a)

- Cao su được trồng chủ yếu ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai.

- Cà phê được trồng chủ yếu ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai.

- Hồ tiêu được trồng chủ yếu ở Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai

- Điều được trồng chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.

b) Tình hình phát trển cây công nghiệp lâu năm của vùng Đông Nam Bộ:

Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp quan trọng của nước, các cây trồng của yếu của vùng là các cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới và cận xích đạo. Năm 2002:

- Cao su là cây trồng quan trọng của vùng, năm 2002 diện tích cao su của vùng là 281,3 nghìn ha, được trồng chủ yếu ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai.

- Cà phê, năm 2002 diện tích cà phê của vùng là 53,6nghìn ha, được trồng chủ yếu ở Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Đồng Nai.

- Hồ tiêu, năm 2002 diện tích hồ tiêu của vùng là 27,8 nghìn ha, được trồng chủ yếu ở Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai

- Điều, năm 2002 diện tích cây điều của vùng là 158,2 nghìn ha, được trồng chủ yếu ở Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai.

Ngày:01/10/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM