Giải bài tập SGK Toán 4 Bài: Biểu thức có chứa ba chữ

Phần hướng dẫn giải bài tập Biểu thức có chứa ba chữ sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các giải bài tập từ SGK Toán 4 Cơ bản và Nâng cao.

Giải bài tập SGK Toán 4 Bài: Biểu thức có chứa ba chữ

1. Giải bài 1 trang 44 SGK Toán 4

Tìm giá trị của a + b + c nếu:

a) a = 5; b = 7; c =10;          b) a = 12; b = 15; c = 9.

Phương pháp giải

Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

Biểu thức chỉ có phép cộng thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

Hướng dẫn giải

a) Nếu a = 5; b = 7; c =10 thì a + b + c = 5 + 7 + 10 = 12 + 10 = 22.

b) Nếu a = 12; b = 15; c = 9 thì a + b + c = 12 + 15 + 9 = 27 + 9 = 36.

2. Giải bài 2 trang 44 SGK Toán 4

a × b × c là biểu thức có chứa ba chữ.

Nếu a = 4, b = 3 và c = 5 thì giá trị của biểu thức a × b × c là:

a × b × c = 4 × 3 × 5 = 12 × 5 = 60

Tính giá trị của a × b × c nếu :

a) a = 9, b = 5 và c = 2;          b) a = 15, b = 0 và c = 37.

Phương pháp giải

Thay chữ bằng số rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

Biểu thức chỉ có phép nhân thì ta tính lần lượt từ trái sang phải.

Hướng dẫn giải

a) Nếu a = 9, b = 5 và c = 2 thì a × b × c = 9 × 5 × 2 = 45 × 2 = 90.

b) Nếu a = 15, b = 0 và c = 37 thì a × b × c = 15 × 0 × 37 = 0 × 37 = 0.

3. Giải bài 3 trang 44 SGK Toán 4

Cho biết m = 1, n = 5, p = 2 tìm giá trị biểu thức:

a) m + n + p         b) m – n – p           c) m + n × p 

    m + (n + p)       m – (n + p)               (m + n) × p

Phương pháp giải

- Thay chữ bằng số vào các biểu thức đã cho rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

- Biểu thức có dấu ngoặc thì ta tính trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau; biểu thức chỉ có phép cộng, phép trừ thì tính lần lượt từ trái sang phải; biểu thức có phép cộng và phép nhân thì thực hiện phép nhân trước, thực hiện phép cộng sau.

Hướng dẫn giải

Nếu m = 10, n = 5 , p = 2 thì :

a) m + n + p = 10 + 5 + 2 = 15 + 2 = 17.

m + ( n + p) = 10 + (5 + 2) = 10 + 7 = 17.

b) m – n – p = 10 – 5 – 2 = 5 – 2 = 3.

m – ( n + p) = 10 – (5 + 2) = 10 – 7 = 3.

c) m + n × p = 10 + 5 × 2 = 10 + 10 = 20.

(m + n) × p = (10 + 5) × 2 = 15 × 2 = 30.

4. Giải bài 4 trang 44 SGK Toán 4

Độ dài các cạnh của hình tam giác là a, b, c.

a) Gọi P là chu vi của hình tam giác.

Viết công thức tính chu vi P của hình tam giác đó. 

 b) Tính chu vi của hình tam giác biết:

    a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm;

    a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm;

    a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm.

Phương pháp giải

- Muốn tính chu vi tam giác ta lấy độ dài ba cạnh cộng lại với nhau.

- Thay chữ bằng số vào biểu thức a + b + c rồi tính giá trị của các biểu thức đó.

Hướng dẫn giải

a) Công thức tính chu vi P của tam giác là:

P = a + b + c.

b) Nếu a = 5cm, b = 4cm và c = 3cm thì P = 5cm + 4cm + 3cm = 12cm.

    Nếu a = 10cm, b = 10cm và c = 5cm thì P = 10cm + 10cm + 5cm = 25cm.

    Nếu a = 6dm, b = 6dm và c = 6dm thì P = 6dm + 6dm + 6dm = 18dm. 

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM