Toán 3 Chương 2 Bài: Bảng nhân 7
Bài học Bảng nhân 7 bao gồm kiến thức thức cần nhớ và các dạng Toán liên quan được eLib tóm tắt một cách chi tiết, dễ hiểu. Sau đây mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Kiến thức cần nhớ
- Khái niệm phép nhân với 7: Các số 7 được cộng liên tiếp với nhau nhiều lần thì được chuyển thành phép nhân.
Ví dụ: 7 + 7 + 7 + 7 = 7 x 4 = 28
- Bảng nhân 7
7 x 1 = 7 7 x 6 = 42
7 x 2 = 14 7 x 7 = 49
7 x 3 = 21 7 x 8 = 56
7 x 4 = 28 7 x 9 = 63
7 x 5 = 35 7 x 10 = 70
Trong phép nhân, khi đổi vị trí hai số thì giá trị của phép tính không thay đổi.
1.2. Các dạng toán
a) Dạng 1: Tính nhẩm
- Áp dụng bảng nhân 7, nhẩm nhanh các giá trị đơn giản.
- Đếm cách 7 liên tiếp để tìm giá trị của phép nhân.
b) Dạng 2: Tính giá trị biểu thức
- Trong biểu thức có chứa phép tính nhân và phép tính cộng, trừ
- Bước 1: Thực hiện phép nhân
- Bước 2: Thực hiện phép cộng, trừ theo thứ tự từ trái sang phải.
- Trong biểu thức chỉ chứa phép tính nhân, ta thực hiện phép tính từ trái sang phải.
c) Dạng 3: Toán đố
Bước 1: Đọc và phân tích đề, xác định giá trị của mỗi nhóm hoặc một nhóm, yêu cầu của đề bài.
Bước 2: Muốn tìm số lượng của một vài nhóm tương tự ta sử dụng phép nhân.
Bước 3: Trình bày bài toán rõ ràng: Câu lời giải, phép tính và đáp số.
Bước 4: Kiểm tra lời giải và kết quả vừa tìm được.
d) Dạng 4: So sánh
Bước 1: Tính giá trị của các phép toán đã cho.
Bước 2: So sánh các giá trị vừa tìm được.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Nhẩm 7 x 6
Hướng dẫn giải
7 x 6 = 7 + 7 + 7 + 7 + 7 + 7 = 42
Vậy 7 x 6 = 42
Câu 2: Một tuần lễ có 7 ngày. Hỏi 6 tuần lễ thì có bao nhiêu ngày?
Hướng dẫn giải
6 tuần lễ có số ngày là:
7 x 6 = 42 (ngày)
Đáp số: 42 ngày
Câu 3: Trong các phép tính sau, phép tính nào có giá trị lớn nhất?
A. 7 x 4 B. 7 x 3 C. 7 x 5
Hướng dẫn giải
Ta có giá trị của các phép tính là:
7 x 4 = 28
3 x 7 = 21
7 x 5 = 35
Vì (21 < 28 < 35) nên phép toán có giá trị lớn nhất là đáp án C.
3. Kết luận
Qua nội dung bài học trên, giúp các em học sinh:
- Hệ thống lại kiến thức đã học một cách dễ dàng hơn.
- Học thuộc bảng nhân 7.
- Nhận biết và vận dụng vào làm bài tập.
Tham khảo thêm
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Bảng nhân 6
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (không nhớ)
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Nhân số có hai chữ số với số có một chữ số (có nhớ)
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Bảng chia 6
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Tìm một trong các phần bằng nhau của một số
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Phép chia hết và phép chia có dư
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Gấp một số lên nhiều lần
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Bảng chia 7
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Giảm đi một số lần
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Tìm số chia
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Góc vuông, góc không vuông
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Đề- ca- mét. Héc- tô- mét
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Bảng đơn vị đo độ dài
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Thực hành đo độ dài
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Bài toán giải bằng hai phép tính
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Bảng nhân 8
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Nhân số có ba chữ số với số có một chữ số
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: So sánh số lớn gấp mấy lần số bé
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Bảng chia 8
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Bảng nhân 9
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Gam
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Bảng chia 9
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Chia số có hai chữ số cho số có một chữ số
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Chia số có ba chữ số cho số có một chữ số
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Giới thiệu bảng nhân
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Giới thiệu bảng chia
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Làm quen với biểu thức
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Tính giá trị của biểu thức
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Hình chữ nhật
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Hình vuông
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Chu vi hình chữ nhật
- doc Toán 3 Chương 2 Bài: Chu vi hình vuông