Lý thuyết tài chính tiền tệ

Nhằm hỗ trợ cho quá trình học tập và ôn thi môn Lý thuyết tài chính tiền tệ, eLib giới thiệu đến bạn chuyên mục Lý thuyết tài chính tiền tệ với các bài học, bài tập, bài luyện thi bám sát chương trình học trong giáo trình. Hi vọng đây sẽ là những tư liệu hữu ích giúp bạn xây dựng phương hướng học tập và ôn tập hiệu quả chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Lý thuyết tài chính tiền tệ là gì?

Tài chính là phạm trù kinh tế, phản ánh các quan hệ phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị. Phát sinh trong quá trình hình thành, tạo lập, phân phối các quỹ tiền tệ của các chủ thể trong nền kinh tế nhằm đạt mục tiêu của các chủ thể ở mỗi điều kiện nhất định.

Tiền tệ là tiền khi chỉ xét tới chức năng là phương tiện thanh toán, là đồng tiền được luật pháp quy định để phục vụ trao đổi hàng hóa và dịch vụ của một quốc gia hay nền kinh tế. Vì định nghĩa như vậy, tiền tệ còn được gọi là "tiền lưu thông". 

Tài chính và tiền tệ là hai phạm trù kinh tế hết sức cơ bản và có tác động đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong nền kinh tế. Sự hiểu biết căn bản và có hệ thống về hai phạm trù này là rất cần thiết để nghiên cứu về các hoạt động kinh tế tài chính nói chung.

2. Đối tượng nghiên cứu của môn lý thuyết tài chính tiền tệ

Tài chính - Tiền tệ hình thành trên cơ sở tổng hợp có chọn lọc những nội dung chủ yếu của hai môn học: “Tài chính học” và “Lưu thông Tiền tệ-Tín dụng” 

Những kiến thức của Lý thuyết tài chính tiền tệ mang tính tổng hợp, có liên quan trực tiếp đến điều kiện kinh tế vĩ mô trong nền kinh tế thị trường có điều tiết. Do vậy đây là môn học cơ sở cho tất cả sinh viên đại học thuộc các ngành kinh tế.

Môn học này cung cấp cho sinh viên những kiến thức, những khái niệm và những nội dung chủ yếu về Tài chính, Tiền tệ, Tín dụng và Ngân hàng. Nó có tác dụng làm cơ sở bổ trợ cho việc nghiên cứu các môn kinh tế ngành. 

3. Nội dung nghiên cứu 

Một số vấn đề cơ bản về tiền tệ như: khái niệm, các hình thái của tiền tệ, chức năng, vai trò, chế độ lưu thông, các yêu tố cấu thành chế độ lưu thông tiền tệ.

Một số khái niệm cơ bản về tài chính như: tài chính là gì, nội dung các quan hệ tài chính, bản chất của tài chính, các chức năng của hệ thống tài chính.

Để có cơ sở nghiên cứu cụ thể về những vấn đề nêu trên, lý thuyết tài chính tiền tệ trình bày những nội dung chủ yếu sau đây:

Những vấn đề chung về tiền tệ

Các chế độ tiền tệ

Cung cầu tiền tệ, lạm phát

Hệ thống tài chính

Thị trường tài chính, các tổ chức tài chính trung gian

Tín dụng, lãi suất, chính sách tài chính và tiền tệ quốc tế.

4. Tư liệu về Lý thuyết tài chính tiền tệ

4.1 Trắc nghiệm

Câu 1. Mức độ thanh khoản của một tài sản được xác định bởi:

a. Chi phí thời gian để chuyển tài sản đó thành tiền mặt.

b. Chi phí tài chính để chuyển tài sản đó thành tiền mặt.

c. Khả năng tài sản có thể được bán một cách dễ dàng với giá thị trường.

d. Cả a và b.

Câu 2. Trong nền kinh tế hiện vật, một con gà có giá bằng 10 ổ bánh mỳ, một bình sữa có giá bằng 5 ổ bánh mỳ. Giá của một bình sữa tính theo hàng hoá khác là:

a. 10 ổ bánh mỳ

b. 2 con gà

c. Nửa con gà

d. Không có ý nào đúng

Câu 3. Trong các tài sản sau đây: (1) Tiền mặt; (2) Cổ phiếu; (3) Máy giặt cũ; (4) Ngôi nhà cấp 4. Trật tự xếp sắp theo mức độ thanh khoản giảm dần của các tài sản đó là:

a. 1-4-3-2

b. 4-3-1-2

c. 2-1-4-3

d. Không có câu nào trên đây đúng 

Câu 4. Mức cung tiền tệ thực hiện chức năng làm phương tiện trao đổi tốt nhất là:

a. M1

b. M2

c. M3

d. Vàng và ngoại tệ mạnh.

e. Không có phương án nào đúng.

TL: a) vì M1 là lượng tiền có tính thanh khoản cao nhất.

Câu 5. Mệnh đề nào không đúng trong các mệnh đề sau đây

a. Giá trị của tiền là lượng hàng hoá mà tiền có thể mua được

b. Lạm phát làm giảm giá trị của tiền tệ

c. Lạm phát là tình trạng giá cả tăng lên

d. Nguyên nhân của lạm phát là do giá cả tăng lên

TL: d) cả 2 yếu tố cùng nói về 1 hiện tượng là lạm phát

Câu 6. Điều kiện để một hàng hoá được chấp nhận là tiền trong nền kinh tế gồm

a. Thuận lợi trong việc sản xuất ra hàng loạt và dễ dàng trong việc xác định giá trị.

b. Được chấp nhận rộng rãi.

c. Có thể chia nhỏ và sử dụng lâu dài mà không bị hư hỏng.

d. Cả 3 phương án trên.

e. Không có phương án nào đúng.

Câu 7. Mệnh đề nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của chế độ bản vị vàng?

a. Nhà nước không hạn chế việc đúc tiền vàng.

b. Tiền giấy được tự do chuyển đổi ra vàng với số lượng không hạn chế.

c. Tiền giấy và tiền vàng cùng được lưu thông không hạn chế.

d. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 8. Trong thời kỳ chế độ bản vị vàng:

a. Chế độ tỷ giá cố định và xác định dựa trên cơ sở “ngang giá vàng”.

b. Thương mại giữa các nước được khuyến khích.

c. Ngân hàng Trung ương hoàn toàn có thể án định được lượng tiền cung ứng.

d. a) và b)

Câu 9. Chức năng nào của tiền tệ được các nhà kinh tế học hiện đại quan niệm là chức là quan trọng nhất?

a. Phương tiện trao đổi.

b. Phương tiện đo lường và biểu hiện giá trị.

c. Phương tiện lưu giữ giá trị.

d. Phương tiện thanh toán quốc tế.

e. Không phải các ý trên.

Câu 10. Việc chuyển từ loại tiền tệ có giá trị thực (Commodities money) sang tiền quy ước (fiat money) được xem là một bớc phát triển trong lịch sử tiền tệ bởi vì:

a. Tiết kiệm chi phí lưu thông tiền tệ.

b. Tăng cường khả năng kiểm soát của các cơ quan chức năng của Nhà nước đối với các hoạt động kinh tế.

c. Chỉ như vậy mới có thể đáp ứng nhu cầu của sản xuất và trao đổi hàng hoá trong nền kinh tế.

d. Tiết kiệm được khối lượng vàng đáp ứng cho các mục đích sử dụng khác.

4.2 Câu hỏi tự luận

Câu 1: Phân tích các chức năng của tiền tệ. Trong quá trình tổ chức và quản lý nền kinh tế ở Việt Nam, các chức năng đó đã được nhận thức và vận dụng như thế nào?

Lời giải:

1. Khái quát về sự ra đời của tiền tệ

2. Phân tích các chức năng (theo quan điểm của Karl Marx) sau đây:

  • Chức năng làm thước đo giá trị.
  • Chức năng làm phương tiện lưu thông.
  • Chức năng làm phương tiện thanh toán.
  • Chức năng làm phương tiện cất trữ.
  • Chức năng làm tiền tệ thế giới.

3. Liên hệ với sự nhận thức và vận dụng ở nền kinh tế Việt Nam.

Câu 2: Qui luật của lưu thông tiền tệ của K. Marx và sự vận dụng qui luật lưu thông tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế thị trường?

Lời giải:

Vai trò của lưu thông tiền tệ và yêu cầu phải quản lý lưu thông tiền tệ:

  • Khái niệm về lưu thông tiền tệ: Lưu thông tiền tệ là sự vận động của tiền tệ trong nền kinh tế, phục vụ cho các quan hệ về thương mại hàng hoá, phân phối thu nhập, hình thành các nguồn vốn và thực hiện phúc lợi công cộng.
  • Vai trò của lưu thông thông tiền tệ đối với sự phát triển và ổn định của nền kinh tế thị trường:Lưu thông tiền tệ và quá trình phân phối và phân phối lại
  • Lưu thông tiền tệ và quá trình hình thành các nguồn vốn

Yêu cầu phải quản lý lưu thông tiền tệ:

  • Xuất phát từ vai trò của lưu thông tiền tệ.
  • Xuất phát từ các trạng thái không ổn định của lưu thông tiền tệ và ảnh hưởng tới sự phát triển của nền kinh tế.
  • Từ việc nghiên cứu quản lý lưu thông tiền tệ, K. Marx phát hiện ra quy luật lưu thông tiền tệ.

Qui luật lưu thông tiền tệ của K. Marx:

  • Yêu cầu : M = åPQ/V
  • Nội dung quy luật: khối lượng tiền cần thiết (M) cho lưu thông trong một thời gian nhất định phụ thuộc vào tổng giá cả của hàng hoá được sản xuất và đưa vào lưu thông (SPQ) và tốc độ lưu thông tiền tệ trong thời gian đó.

Ý nghĩa: Đặt nền tảng cho cơ sở khoa học và phương pháp luận của việc quản lý lưu thông tiền tệ.
Nhận xét: Những đóng góp và hạn chế của quy luật LTTT của K. Maxr.

Giải quyết cơ sở phương pháp luận và lý luận để quản lý và điều hoà lưu thông tiền tệ, tuy nhiên:

  • Những giả thiết không thực tiễn: chưa có một nền kinh tế nào có thể thoả mãn các điều kiện giả thiết của K. Marx.
  • Không có tính hiện thực

Mức cung tiền tệ và sự xác định mức cung tiền tệ:

  • Khái niệm về cung tiền tệ: Tổng giá trị của các PTTT trong nền kinh tế – Về thực chất là những tài sản có khả năng chuyển hoán (liquidity) ở mức độ nhất định.
  • Thành phần mức cung tiền: Được phân định theo khả năng chuyển hoán, bao gồm M1 gồm tiền mặt và những tài sản được coi như tiền mặt; M2 gồm M1 và những tài sản có khả năng chuyển hoán thấp hơn như tiền tiết kiệm, tiền gửi trên các tài khoản kinh doanh trên thị trường tiền tệ…; M3 gồm M2 và một số tài sản khác có khả năng chuyển hoán thấp hơn ví dụ như tiền gửi của các công ty kinh doanh chứng khoán chuyên nghiệp, giấy chứng nhận sở hữu bất động sản, trái phiếu Chính phủ. Và cứ như vậy tuỳ theo sự phát triển của hệ thống tài chính của từng nước mà thành phần của mức cung tiền tệ có thể kéo dài thêm.
  • Các nhân tố ảnh hưởng tới mức cung tiền tệ: Thu nhập, Lãi suất, Giá cả và các biến số khác phản ánh sự biến động của nền kinh tế xã hội.

Mức cầu tiền tệ và sự xác định mức cầu:

  • Khái niệm cầu tiền tệ: Là nhu cầu của công chúng hay nền kinh tế đối với việc năm giữ tiền, hay là những tài sản có tính thanh khoản.
  • Thành phần của cầu tiền tệ: Có nhiều quan điểm khác nhau về thành phần cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến lượng cầu tiền tệ.
  • Các nhân tố ảnh hưởng tới mức cầu tiền tệ: Thu nhập, Lãi suất, Giá cả, Tần suất thanh toán, Lợi tức kỳ vọng của việc đầu tư vào các tài sản khác có liên quan đến tiền.

 Điều tiết cung và cầu tiền tệ:

  • Việc điều tiết cung và cầu tiền tệ trong điều kiện nền kinh tế thị trường phải dựa vào các tín hiệu thị trường (mức chung giá cả, tỷ giá hối đoái và tình hình tăng trưởng kinh tế) sao cho MS

Thực trạng quản lý lưu thông tiền tệ ở Việt Nam :

  • Trước 1980 theo qui luật của K. Maxr: Lạm phát và không kiểm soát được tình hình lạm phát dẫn đến khủng hoảng trong lưu thông tiền tệ vào những năm 1980 – 1988
  • Sau 1988, quản lý lưu thông tiền tệ là một chức năng riêng biệt của ngân hàng Trung ương và chúng ta quản lý theo các nội dung:
  • Xây dựng cơ sở phát hành tiền vào lưu thông:
  • Cơ sở phát hành tiền: Dự trữ tài sản quốc gia
  • Phát hành phải tuân thủ qui luật và các quan hệ khác trong nền kinh tế
  • Kết quả bước đầu của việc thực hiện quản lý lưu thông tiền tệ

Câu 3: Vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế thị trường. Sự nhận thức và vận dụng vai trò của tiền tệ trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay?

Lời giải:

Khái quát sự ra đời và các chức năng của tiền tệ.

  • Tiền tệ ra đời là một tất yếu khách quan từ sự phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hoá (nền kinh tế - xã hội).
  • Tiền tệ thực hiện các chức năng giúp cho sản xuất - tiêu dùng hàng hoá phát triển và vì vậy mà trở thành một trong các các công cụ hữu hiệu để tổ chức và quản lý nền kinh tế.

Vai trò của tiền tệ trong quản lý kinh tế vĩ mô

  • Là công cụ để xây dựng các chính sách vĩ mô (CSTT, CSTK, CSTG, CSCNH, CSKTĐN, v.v…)
  • Là đối tượng và cũng là mục tiêu của các chính sách kinh tế vĩ mô: ổn định tiền tệ là cơ sở của sự ổn định kinh tế; ổn định đồng tiền là sự ổn định của nền kinh tế, nền kinh tế ổn định thì phải có sự ổn định tiền tệ.

Vai trò của tiền tệ trong quản lý kinh tế vi mô:

  • Hình thành vốn của các doanh nghiệp - điều kiện cơ bản và thiết yếu để tiến hành bất kỳ quá trình và loại hình sản xuất kinh doanh nào (Xuất phát từ hàm sản xuất P = F(K,L,T) cho thấy tất cả các yếu tố K, L, T đều có thể được chuyển giao hoặc thoả mãn nếu như DN có Vốn)
  • Là căn cứ xây dựng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế nhằm so sánh chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp khác nhau với nhau.
  • Là căn cứ xây dựng các chỉ tiêu đánh giá và lựa chọn các phương án sản xuất kinh doanh: tìm ra phương án tối ưu
  • Là cơ sở để thực hiện và củng cố hạch toán kinh tế
  • Là cơ sở để thực hiện phân phối và phân phối lại trong các doanh nghiệp nhằm phát triển sản xuất và đảm bảo đời sống xã hội.
  • Công cụ để phân tích kinh tế và tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở đó, tiến hành lựa chọn đầu tư đúng đắn.

Liên hệ với sự nhận thức và vận dụng ở Việt Nam:

  • Trước những năm cải cách kinh tế (1980) nhận thức về tiền tệ không đầy đủ và chính xác - coi nhẹ đồng tiền do vậy tiền tệ không thể phát huy vai trò tác dụng, trái lại luôn bị mất giá và không ổn định® gây khó khăn và cản trở cho quá trình quản lý và sự phát triển kinh tế.
  • Từ những năm 1980, do nhận thức lại về tiền tệ, nhà nước đã thực hiện xoá bỏ bao cấp, thực hiện cơ chế một giá và tôn trọng đồng tiền với vai trò xứng đáng là công cụ để tổ chức và phát triển kinh tế - do vậy mà việc sử dụng tiền tệ có hiệu quả kinh tế cao hơn, đáp ứng nhu cầu của quản lý kinh tế theo cơ chế thị trường

Trên đây là một số thông tin về môn học Lý thuyết tài chính tiền tệ mà eLib chia sẻ đến các bạn sinh viên. Ngoài ra, eLib còn đưa ra các dạng bài tập khác nhau như trắc nghiệm, câu hỏi tự luận nhằm hỗ trợ cho quá trình học tập và ôn thi của bạn trở nên dễ dàng hơn, mời các bạn cùng tham khảo.

Để củng cố kiến thức và nắm vững nội dung bài học mời các bạn cùng làm Bộ câu hỏi trắc nghiệm môn Lý thuyết tài chính tiền tệ có đáp án dưới đây.

Trắc Nghiệm

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM