Bài 2: Cân đối cung cầu tiền tệ
Mời bạn đọc cùng eLib tìm hiểu về Quan điểm của C.Mác, quan điểm học thuyết số lượng Tiền tệ hiện đại và quan điểm của P.A. Samuelson thông qua bài giảng Bài 2: Cân đối cung cầu tiền tệ dưới đây nhé!
Mục lục nội dung
Có nhiều nhà kinh tế đã nghiên cứu cung - cầu, cân đối cung cầu về tiền tệ, nổi bật là các quan điểm sau:
1. Quan điểm của C.Mác
Ông cho rằng số lượng tiền cần thiết cho lưu thông nhiều hay ít là do số lượng hàng hóa đang lưu thông nhiều hay ít, mức giá cả hàng hóa cao hay thấp và tốc độ lưu thông tiền tệ nhanh hay chậm. Hai nhân tố số lượng hàng hóa và mức giá cả gộp lại thành khái niệm tổng giá cả hàng hóa. Nhân tố này có quan hộ tỷ lệ thuận với số lượng tiền cần thiết.
Trên thực tế số lượng tiền trong lưu thông ít hơn nhiều so với tổng số giá cả hàng hóa bán ra, bởi lẽ, mỗi đơn vị tiền tệ trong một thời gian nhất định được luân chuyển nhiều lần từ tay người này sang tay người khác để phục vụ cho lưu thông hàng hóa. Như vậy, số vòng lưu thông của một số lượng tiền tệ nhất định trong một thời gian nhất định gọi là tốc độ lưu thông tỉền tệ, nhân tố này có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với lượng tiền cần thiết.
C.Mác đưa ra một quy luật về lượng tiền cần thiết trong lưu thông như sau: số lượng các phương tiện lưu thông được xác định bởi tổng số giá trị của hàng hóa lưu thông và tốc độ trung bình của lưu thông tiền tệ:
\(K_c = {H{} \over V}\)
Trong đó:
Kc : là khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông
H : là tổng giá cả hàng hóa.
V : là tốc độ lưu thông tiền tệ.
Nếu gọi Kt là lượng tiền thực có trong lưu thông, là lượng tiền chủ động cung ứng vào lưu thông, thì yêu cầu của quy luật là phải đảm bảo quan hệ cân đối giữa Kt và Kc; những trường hợp vi phạm yêu cầu của quy luật sẽ xảy ra như sau:
Kt > Kc dẫn tới thừa tiền.
Kt < Kc dẫn tới thiếu tiền, đều có ảnh hưởng không tốt đến đời sống kinh tế xã hội.
Vì vậy để đảm bảo tôn trọng quy luật lưu thông tiền tệ theo quan điểm của C.Mác đòi hỏi chúng ta phải nắm bắt nhu cầu về tiền trong lưu thông, qua đó đưa tiền vào lưu thông cho phù hợp, như vậy nhu cầu về tiền tệ thực sự đóng vaỉ trò chủ động, và nguồn cung về tiền tệ thường có tính chất thụ động, nó sẽ tăng, giảm và được chủng ta điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu về tiền tệ.
2. Quan điểm học thuyết số lượng Tiền tệ hiện đại
Từ những năm 1950 trở lại đây, M.Friedman, nhà kinh tế Mỹ thuộc trường phái Chicago đã làm hồi sinh học thuyết về số lượng Tiền tệ với tên: “Chủ nghĩa Tiền tệ Mới”. Theo ông, số cung tiền tệ hoặc được xác định bằng số lượng tiền kim loại đưa vào lưu thông, hoặc bởi số lượng tiền tệ do Nhà nước hoặc hệ thông ngân hàng tạo ra. Nhu cầu về tiền là hàm số với nhiều biến số trong đó có thu nhập, giá cả, lãi suất, cơ cấu tài sản và sự ưa thích cá nhân. Luận điểm của Ông được diễn tả bằng công thức sau:
M = K.P.Y
Trong đó:
M : là số lượng tiền tệ;
K : là tương quan của thu nhập tiền tệ trong thu nhập;
p : là chỉ số giá cả;
Y : là thu nhập quốc dân tính theo giá không đổi.
Từ đó rút ra kết luận là sự thay đổi của M có thể dẫn đến hoặc là sự thay đổi của thu nhập quốc dân, hoặc là sự gia tăng của giá cả.
- Có thể xem cái mốc hình thành chủ nghĩa tiền tệ là công trình của Milton Friedman công bố năm 1956 liên quan đến thuyết số lượng tiền tệ. Trong tác phẩm này, Friedman cho rằng cung tiền mà vượt quá cầu tiền thì người ta sẽ tiêu sô tiền dư thừa, khiến cho tổng cẩu tăng lên. Điều này rõ ràng trái với lý luận của Keynes rằng tổng cầu không liên quan gì đến tiền tệ.
- Năm 1956 Friedman đã phát triển một học thuyết về cầu tiền tệ, ông sử dụng học thuyết cầu tài sản để chỉ ra rằng, cầu tiền tệ là một hàm số của thu nhập thường xuyên và lợi tức dự tính về các tài sản thay thế, so với lợi tức dự tính về tiền. Ông cho rằng những thay đổi trong lãi suất có ít ảnh hưởng đến lợi tức dự tính về tài sản khác so với tiền, và có nhiều yếu tố khác chứ không phải chỉ có lãi suất là quan trọng đối với nghiệp vụ của nền kinh tế tổng hợp, cầu tiền tệ không nhạy cảm với lãi suất, ông gợi ý những thay đổi của lãi suất sẽ ít tác động đến cầu tiền tệ, hàm số cầu tiền tệ không chịu những di chuyển lớn và như vậy là ổn định. Tiền tệ và hàng hóa là thay thế nhau được.
- Theo đó lượng cầu về tiền của nền kinh tế phụ thuộc vào một vài biến số kinh tế lớn, như các khoản thu nhập thường xuyên, lãi suất dự tính của trái phiếu, chứng khoán, tỷ lệ lạm phát dự tính và lợi tức từ tiền. Friedman còn giả định rằng, người ta sẽ chuyển tài sản của họ từ dạng tiền sang hàng hóa, nếu phát hiện tỷ lệ lạm phát kỳ vọng tăng lên. Như vậy, chính cung tiền tăng làm tăng tiêu dùng và do đó làm tăng tổng cầu, gây ra biến động kinh tế.
- Tuy nhiên, phải đến giữa thập niên 1960, trường phái này mới trở nên được biết đến nhiều vì thách thức các học thuyết Keynes, sau tác phẩm Lịch sử Tiền tệ Mỹ, 1867-1960 do Friedman viết chung với Schwartz, trong đó các tác giả cho rằng nguyên nhân của cuộc Đại Khủng hoảng (1929-1933) là sự thu hẹp cung tiền quá mức trong lúc thị trường thiếu tín dụng, chứ không phải là thiếu đầu tư (dẫn tới tổng cầu thiếu hụt so với tổng cung) như Keynes đã nghĩ. Các tác giả còn cho rằng nguyên nhân của hiện tượng lạm phát ở Mỹ là do cung tiền được mở rộng quá mức.
- Năm 1968, Karl Bruner đã dùng cụm từ "monetarism - chủ nghĩa tiền tệ" để chỉ các chủ trương và lý luận của Friedman. Cuối thập niên 1970 và đầu thập niên 1980, các lý luận của chủ nghĩa tiền tệ bắt đầu được áp dụng vào chính sách kinh tế. Alan Greenspan và Ben Bernanke, lần lượt là các chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đều được xem là những người theo chủ nghĩa tiền tệ.
Friedman đã diễn giải lại đẳng thức trao đổi: M.v = P.Q của Irving Fisher (là người đã đưa ra thuyết số lượng tiền tệ vào năm 1911) theo đó lượng cung tiền nhân với tốc độ lưu thông sẽ vừa đúng bằng sản lượng thực tế nhân với mức giá chung, đẳng thức này được diễn giải ở dạng động học với những giả thiết mới gồm
- Sản lượng thực tế cố đinh vì ở mức toàn dụng nhân lực
- Tốc độ lưu thông tiền tệ không thay đổi,
- Cung tiền là biến ngoại sinh (vì ngân hàng trung ương là cơ quan quyết định nó). Kết quả ỉà tốc độ tăng cung tiền sẽ bằng tỷ lệ lạm phát.
Từ đó ông đã kết luận, chính NHTW gây ra lạm phát khi tăng cung tiền. Lạm phát bao giờ cũng là một hiện tượng tiền tệ.
3. Quan điểm của P.A. Samuelson
Là mức cầu tiền tệ phụ thuộc vào hai nhân tố.
Mức cầu giao dịch từ phía các doanh nghiệp, từ dân cư cần tiền làm phương tiện giao dịch, mức cầu giao dịch sẽ chịu tác động lớn từ lãi suất, nếu trong những điều kiện các tác động khác của điều kiện kinh tế không đổi, thì khi lãi suất tăng sẽ làm giảm mức cầu về tiền tệ, lãi suất trở thành một công cụ hấp dẫn để giảm lượng tiền trong tay dân cư hoặc trong quỹ của doanh nghiệp.
Ngoài việc giữ tiền để đảm bảo nhu cầu giao dịch người ta còn giữ tiền để tích lũy nhằm dự phòng cho tương lai. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế thị trường phát triển ngày nay với khoản tiền tích lũy được, người ta còn tìm các biện pháp để sinh lợi thông qua đầu tư, vừa phân tán được rủi ro, vừa phát huy được đồng vốn.
Trên cơ sở mức cầu về tiền tệ trong từng thời kỳ, Nhà nước sẽ chủ động cung ứng tiền vào lưu thông và vận dụng những công cụ điều tiết vĩ mô để cân đối cung cầu, nhu lãi suất tái chiết khấu, tỷ lệ dự trữ bắt buộc hay thực hiện nghiệp vụ thị trường mở...
Trên đây là nội dung bài giảng Bài 2: Cân đối cung cầu tiền tệ được eLib tổng hợp lại nhằm giúp các bạn sinh viên có thêm tư liệu tham khảo. Hy vọng đây sẽ là tư liệu giúp các bạn nắm bắt nội dung bài học dễ dàng hơn. Chúc các bạn học tốt.
Tham khảo thêm
- doc Bài 1: Những vấn đề chung về cung cầu tiền tệ
- doc Bài 3: Cân đối cung cầu tiền tệ ở Việt Nam hiện nay
- doc Bài 4: Chính sách tiền tệ quốc gia
- doc Bài 5: Các công cụ của chính sách tiền tệ quốc gia
- doc Bài 6: Các công cụ chính sách tiền tệ được sử dụng hiện nay ở Việt Nam